Đời sống thánh hiến

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 5886 | Cật nhập lần cuối: 12/17/2014 5:29:48 PM | RSS

LỜI GIỚI THIỆU

Đời sống thánh hiếnSố báo đầu tiên của niên khóa 2014-15 được dành cho đề tài “Đời sống thánh hiến” bởi vì được phát hành vào lúc sắp khai mạc Năm Đời sống thánh hiến do đức thánh cha Phanxicô khởi xướng (từ 30/11/2014 đến 2/2/2016). Đời sống thánh hiến có thể được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, về lý thuyết cũng như thực hành. Các sách báo viết về đề tài này khá phong phú. Cách đây hai năm Thời sự thần học đã dành số 57 (08/2012) cho đề tài “Ơn gọi Linh mục và Tu sĩ”, với các bài “Đào tạo linh mục trong các dòng tu” (trang 37-74), “Thần học đời tu trong vòng 50 năm qua” (trang 177-202), “Điểm qua vài tựa sách về đời tu hôm nay” (trang 203-224)[1]. Trong số này, chúng tôi chỉ chọn lựa vài chủ đề mang tính định hướng tổng quát: những khuôn mẫu của đời tu trì Kitô giáo; vài sắc thái đặc biệt của đời tu trì Kitô giáo tại Việt Nam; những lối tu trì bên ngoài các Dòng.

1. Những “khuôn mẫu” của đời tu trì Kitô giáo trong lịch sử
– Trước hết, linh mục Giancarlo Rocca, SSP trình bày Những khuôn mẫu Kinh Thánh về đời tu trong ngàn năm thứ nhất. Ý nghĩa đời tu (nói chính xác hơn: đời đan tu) được giải thích qua năm khuôn mẫu rút từ Kinh thánh: tử đạo; phép rửa thứ hai; đời sống thiên thần; đời ngôn sứ; đời tông đồ. Những khuôn mẫu này còn được lặp lại thường xuyên ở các thế hệ kế tiếp.

– Trải qua lịch sử, nhiều hình thức tu trì đã xuất hiện. Phải chăng đây chỉ là kết quả của sự tiến hóa, hay còn hàm chứa một ý nghĩa thần học? Linh mục Carlos Aspiroz Costa, nguyên Tổng quyền Dòng Đa Minh, trong bài viết Thần học về các hình thức lịch sử của đời thánh hiến, tìm cách vạch ra những điểm nhấn khác nhau trong quan niệm về Thiên Chúa, về tương quan với thế giới và nhân loại đàng sau 6 hình thức chính: đan tu, hành khất, giáo sĩ, phục vụ, chiêm niệm đường phố, tận hiến vì thế giới.

2. Những nét đặc trưng của đời tu trì Kitô ở Việt Nam, với hai bài
– Về phía nam giới, linh mục Phan Tấn Thành phân tích Nguồn gốc đời tu trì Kitô giáo dưới hình thức các thầy giảng do các cha Dòng Tên khởi xướng. Từ hàng ngũ các thầy giảng, các vị Đại diện Tông toà đã tuyển chọn những linh mục người Việt đầu tiên. Dòng Đa Minh đã kiện toàn hai thể chế “thầy giảng” và “giáo sĩ” trong tổ chức “Nhà Đức Chúa Trời” tại các địa phận Đông Đàng Ngoài.

– Về phía nữ giới, đặc trưng của đời tu trì ở Việt Nam được biểu hiện nơi Dòng Mến Thánh Giá, do đức cha Lambert de la Motte thành lập. Nữ tu Anna Hồ Thị Quyết giới thiệu nguồn gốc và sự tiến triển của Dòng trong hơn ba thế kỷ vừa qua, cách riêng từ sau cuộc cải tổ theo chỉ thị của công đồng Đông Dương họp tại Hà Nội năm 1934.

3. Bộ Giáo luật hiện hành chấp nhận hai lối sống tu trì bên ngoài các hội dòng, đó là: các ẩn sĩ và trinh nữ tận hiến.
– Bộ Giáo luật 1983 đã phục hồi một hình thức tu trì cổ điển là Đời sống ẩn sĩ. Họ không phải là thành phần của một dòng tu nào hết. Sau khi đã trình bày sơ lược lịch sử của hình thức ẩn tu trong Giáo hội, chúng tôi trích dịch một quy luật do tổng giáo phận Tarragona (Tây Ban Nha) soạn thảo để hướng dẫn những người nhận được ơn gọi này.

– Một cách tương tự như vậy, các Trinh nữ tận hiến là một hình thức tận hiến đã xuất hiện từ các thế kỷ đầu của Kitô giáo và được bộ giáo luật 1983 khôi phục. Tiếc rằng Bộ luật tổng quát chỉ dành một điều ngắn gọn cho nếp sống này (đ. 604). Vì thế tài liệu của Hội đồng giám mục Italia được xuất bản vào tháng 3 năm 2014 thật là hữu ích, nhằm giúp cho các giám mục hướng dẫn những ai muốn sống lại ơn gọi cổ kính này, từ những chặng phân định ban đầu cho đến những chặng huấn luyện trước và sau việc thánh hiến.

4. Số báo được bổ túc với hai bài mang tính thời sự: đối thoại liên tôn và đối thoại với văn hóa thời đại.

– Linh mục Gioan Phê Ny Ngân Giang, Dòng Đa Minh trình bày vài nét về Đời tu Phật giáo nguyên thuỷ. Đời tu Kitô giáo đã tiến triển rất nhiều trải qua dòng lịch sử. Điều tương tự cũng xảy ra bên Phật giáo. Chúng ta đã có dịp nhìn lại những động lực nguyên thuỷ của đời sống tu trì Kitô giáo; việc tìm hiểu động lực của Phật giáo nguyên thuỷ cũng đáng cho chúng ta suy nghĩ.

– Với đề tài Tu là một chọn lựa tự do, tu là cõi phúc dành cho ai dám chết, Nữ tu Maria Lê Thị Thanh Nga, C.N.D., đọc lại ý nghĩa đời tu dựa trên một khát vọng của con người thời đại: “tự do”, được giải thích theo bối cảnh lịch sử cứu độ và tư tưởng của thánh Augustinô.

5. Cuối cùng, Phần phụ lục gồm có: giải thích ý nghĩa Logo Năm Thánh (hình bìa 1) và giới thiệu một số sách về Đời sống tâm linh và tu trì do anh em Đa Minh phát hành.
Trung tâm Học vấn Đa Minh
-----------
[1] Những số cũ hơn: Số 8 (tháng 6/1997) “Thần học về đời sống thánh hiến”; Số 33 (tháng 9/2003) “Ba lời khuyên Phúc Âm”.



Thông tin chi tiết

Tạp chí Thần học do TRUNG TÂM HỌC VẤN ĐA MINH chủ trương,
nhằm góp phần đào tạo "thần học" cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ nam nữ, dựa theo những vấn đề "thời sự".

Mời bạn đón đọc

Đời sống thánh hiến

A.T

  • VĂN KIỆN CHUNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn

    WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn kiện Chung kết do Ban Dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21)

    Lời mời gọi sống tương quan mật thiết với Chúa để cảm nhận được cái nhìn yêu thương của Chúa.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5)

    Cần học gương ông Dakêu để không mất niềm hy vọng vì tin rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta đang sống trong tình trạng nào.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7)

    Để loan báo Tin Mừng cần phải có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, đón nhận và tha thứ.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria

    Ý nghĩa và việc tôn kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo Việt Nam.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh

    Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...

    Rated 0/5 based on 0 customer reviews
Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...