Suy nghĩ về tình bạn trong đời sống vợ chồng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 593 | Cập nhật lần cuối: 1/18/2021 6:29:09 PM | RSS

Suy nghĩ về tình bạn trong đời sống vợ chồngXưa nay, người ta vẫn thường đặt câu hỏi, liệu trong hôn nhân có tồn tại một thứ tình bạn lý tưởng như nhiều người vẫn thường mơ ước không? Thưa rằng có và cần có. Thực vậy, ngay khi ta nói về các cặp vợ chồng như là những đôi bạn tình, đôi bạn đời, đôi bạn tâm giao, đôi bạn trăm năm… thì điều đó có nghĩa là ta đã đề cập đến ý nghĩa và vai trò của “tình bn” trong hôn nhân rồi.

Quả thế, khi người bạn đời cũng giống như là một người bạn tốt, đó sẽ là một trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc hôn nhân. Chuyên gia về mối quan hệ, tiến sĩ tâm lý học John M. Gottman, trường Đại học Washington, đã chia sẻ như sau: “Hôn nhân hoàn ho da trên tình bn sâu sc. Tình bn là yếu t ct lõi ca hôn nhân lành mnh. Mt tình bn cht lượng cao trong hôn nhân là yếu t d báo quan trng đối vi s hài lòng và lãng mn v th cht”. (1)

Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu khái quát tình bạn trong hôn nhân có ý nghĩa gì?

I.- Ý NGHĨA CA TÌNH BN TRONG HÔN NHÂN

Khi ta nói đến “tình bn trong hôn nhân” thì điều đó không có nghĩa là ta loại bỏ vai trò của tình yêu lứa đôi, coi đó như là một thực tại ảo, viễn tưởng, mơ hồ. Thực ra, tình yêu là nền tảng của hôn nhân và đó được coi là dấu chỉ của mối tương quan giữa Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng và con người tạo vật, vốn là đỉnh cao của tạo thành và Thiên Chúa tạo dựng mọi sự là cho con người.

Trong Tông huấn những bổn phận của gia đình Ki-tô, Đức thánh GH Gioan Phaolô II đã tuyên bố: “Thiên Chúa đã to dng con người theo hình nh Người, ging như ha nh ca Người (x.St 1-26-27). Khi vì yêu mà kêu gi con người bước vào cuc sng, Người cũng mi gi h sng cho tình yêu. Thiên Chúa là Tình Yêu (x.1Ga 4,8) và nơi chính mình Người, Người cũng đang sng mu nhim hip thông yêu thương gia các ngôi v . Khi to dng nhân tính ca người nam và người n theo hình nh Người và liên l bo toàn cho nhân tính y được hin hu, Thiên Chúa ghi khc vào đó ơn gi cũng như kh năng và trách nhim tương ng, mi gi con người sng yêu thương và hip thông (x.HC MV 12). Tình yêu là ơn gi căn bn và bm sinh ca mi người.” (số 11)

Tác giả D. Wahrheit, trong cuốn Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô cũng đã nhấn mạnh: “Con người là hình nh ca Thiên Chúa Tình Yêu. Cho nên ơn gi ca con người chính là sng yêu thương. Ơn gi này được th hin mt cách đặc bit trong hôn ước. S kết hp gia v chng bao gm mi khía cnh trong đời sng v chng ch không ch trong phương din th xác mà thôi. V chng yêu thương nhau có nghĩa là h liên kết đời sng h li vi nhau trong tư tưởng, ý chí, hành động, tâm hn.” (2)

Nếu tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của con người, thì tình bạn trong hôn nhân chính là cách thể hiện tình yêu ấy một cách cụ thể, chân thực và trưởng thành nhất.

Dựa vào thực tế, các chuyên gia tâm lý đã nêu ra những đặc điểm căn bản của một tình bạn, như sau:

Nhng đặc đim trong tình bn thường bao gm tình cm, lòng tt, tình yêu, đức hnh, s cm thông, s đồng cm, trung thc, lòng v tha, lòng trung thành, s rng lượng, s tha th, s hiu biết ln nhau và lòng trc n, thích thú s có mt ca nhau, tin tưởng và kh năng là chính mình, th hin tình cm ca mình vi người khác mà không phi s phán xét t người đó. Tình bn là mt khía cnh thiết yếu ca k năng xây dng mi quan h. (3)

Những đặc điểm nêu trên xem ra cũng phù hợp với giáo huấn của thánh Phao-lô, như sau:

Anh em là nhng người được Thiên Chúa tuyn la, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thông cm, nhân hu, khiêm nhu, hin hòa và nhn ni. Hãy chu đựng và tha th cho nhau, nếu trong anh em người này có điu gì phi trách móc người kia. Chúa đã tha th cho anh em, thì anh em cũng vy, anh em phi tha th cho nhau. Trên hết mi đức tính, anh em phi có lòng bác ái: đó là mi dây liên kết tuyt ho...” (Cl 3,12-14)

Một câu hỏi đặt ra là, vậy trong hôn nhân, tình bạn được xây dựng dựa trên điều gì? Các tác giả đã nghiên cứu và cho rằng một tình bạn tốt xây dựng nên cuộc hôn nhân bền vững sẽ dựa trên những nền tảng sau:

- Dành thời gian chất lượng bên nhau;

- Trò chuyện và chia sẻ về những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày;

- Sự trung thực và trung thành với nhau;

- Tìm kiếm những sở thích chung;

- Cùng làm và thử sức những điều mới mẻ;

- Cùng nhau đặt ra và thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống. Cùng mơ ước về tương lai;

- Tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng với nhau;

- Cổ vũ thành công của nhau và đánh giá cao người bạn đời;

- Nương tựa nhau lúc cần thiết;

- Biết tha thứ cho nhau vv… (4)

Thực ra, trong đời sống vợ chồng, không phải là người ta không biết những điều cơ bản này, nhưng vì những lý do nào đó mà người ta đã quên hay cố tình không thực hiện những bí quyết nền tảng này, khiến cho cuộc sống vợ chồng và mối quan hệ phu thê luôn gặp nhiều thử thách và bất trắc.

Trái lại, có nhiều đôi vợ chồng họ sống rất thực tế, họ thoát khỏi những mơ mộng của một thứ tình yêu bay bổng, lãng mạn, để chấp nhận sống với nhau một cách hài hòa, dễ chịu, thoải mái như hai người bạn “đồng sàng” nhưng không “dị mộng”! Họ sống mối quan hệ tình yêu thắm thiết vợ chồng nhưng đối xử nhau như là hai người bạn thiết thân nhất trên đời. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng vẫn xưng hô với nhau là “bạn”, thay vì anh/ em, ông/ bà, mình/ tôi…

Trong bài viết có tựa đề “Tình bn trong tình yêu v chng”, một tác giả đã viết như sau:

Nếu có mt mong mun hàng đầu trong cuc sng la đôi thì đó phi là s thân mt, đồng cm gia hai người. Trong khi, phn ln các bn tr đều biết tình yêu tht hết sc cn thiết để chung sng lâu dài thì h li ít khi nhn thy khía cnh tình bn trong hôn nhân: Tình yêu mà không có tình bn cũng như mt bc tranh đẹp nhưng xa l. Có nhng người không khao khát mt tình yêu bt dit ch vì h thiếu tình bn trong hôn nhân. Không th tránh khi điu này là s vng mt tình bn s dn đến mt lot các đòi hi ích k cui cùng là s hiu lm, lc đục, thm chí gh lnh trong cuc sng la đôi. (5)

Xét như vậy ta thấy rằng, tình bạn trong hôn nhân không đánh mất bản chất của tình yêu vợ chồng, trái lại đó chính là cách thức sống và thể hiện giao ước hôn nhân một cách đúng đắn và phù hợp nhất. Dựa vào thực tế của đời sống vợ chồng, ta có thể kể ra một số hình thái tiêu biểu của tình bạn trong hôn nhân, như bạn tình, bạn đời, bạn đường, bạn trăm năm …

II.- NHNG VAI TRÒ CA TÌNH BN TRONG HÔN NHÂN

Khi nói đến vai trò của tình bạn trong đời sống vợ chồng, người ta nghĩ ngay đến những khái niệm rất phổ biến liên quan mối quan hệ vợ chồng trong đời thường. Chẳng hạn khi nói chuyện với nhau, vợ chồng xưng hô “bạn” nghe vừa thân mật, vừa biểu lộ sự bình đẳng và tôn trọng nhau. Vì thế, trong hôn nhân, người ta có thể vừa là bạn tình, bạn đời, bạn đường và bạn tri kỷ của nhau.

2.1. BN tình

Chúng ta biết rằng, với lời cam kết: “Anh (em) nhn em (anh) làm v (chng) và ha s gi lòng chung thu vi em (anh) khi thnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bnh hon cũng như lúc mnh kho để yêu thương và tôn trng em (anh) mi ngày sut đời anh (em)”, đôi bạn chính thức trở thành vợ chồng. Lời cam kết khép lại thời kỳ đính hôn, đồng thời mở ra cánh cửa cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Trong đời sng hôn nhân và gia đình, vic tiếp tc vun xi cho tình yêu la đôi là mt vic rt quan trng. Gia đình có được hạnh phúc hay không, chủ yếu là do hai vợ chồng có biết chăm sóc cho tình yêu thuở ban đầu, để tình yêu ấy dần dần trở thành ân sâu nghĩa nặng, không bao giờ tàn phai. (6)

Vậy để duy trì, vun xới cho tình yêu lứa đôi ngày càng tươi thắm, bền chặt, đôi bạn hãy luôn cư xử với nhau như người bạn tình duy nhất và quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Ông bà ta thường nói “V chng như đũa có đôi”, điều đó cho thấy vợ chồng luôn là một nửa của nhau, là một phần của đời nhau và điều quý giá nhất là họ đã cam kết trao thân gửi phận cho nhau với một tình yêu cao đẹp nhất. Khi hai vợ chồng sống với nhau như hai bạn tình, họ sẽ mãi giữ được lửa tình yêu như thủa ban đầu, đồng thời họ luôn biết cách làm cho tươi mới hơn đời sống hôn nhân luôn có nguy cơ đổ vỡ do tình trạng sống chung ngày càng trở nên nhàm chán.

Chúng ta biết rằng, một cuộc hôn nhân lý tưởng và bền vững luôn đòi hỏi đôi bạn phải gắn bó yêu nhau suốt đời và sẵn sàng nên một với nhau trong việc chu toàn sứ mệnh hôn nhân mà Thiên Chúa đã trao phó. “H không còn là hai, nhưng ch là mt xương mt tht” (Mt 19,6). “Người ta s lìa b cha m mà gn bó vi v mình, và c hai s thành mt xương mt tht” (St 2, 24).

ĐGH Phanxicô trong Tông huấn Niềm vui của Tình yêu (số 13) đã nhấn mạnh như sau: “S kết hp v chng, do đó, không nhng ch được gi lên trong chiu kích tính dc và th xác ca nó, mà c trong vic t ý hiến thân trong yêu thương na. Kết qu ca s kết hp này là hai người “tr nên mt thân xác”, c trong th lý ln trong vic kết hp trái tim và cuc sng ca h, và, sau cùng, trong đứa con, người s chia s “thân xác” ca c hai cha m không ch v phương din di truyn”. (7)

2.2. BN đời (Bn trăm năm)

Bn đời” là một cụm từ rất thông dụng để nói về vợ và chồng trong hôn nhân. Người ta thường nói về những cặp đôi hạnh phúc, “H là nhng người bn đời lý tưởng ca nhau”. Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu rằng hai người yêu nhau, đi với nhau suốt cuộc đời, hỗ trợ và yêu thương nhau - nhưng cũng đủ khoảng cách để tôn trọng nhau - đó là bn đời. Đúng như tác giả Maria Lowell đã nói: “H là hai tâm hn nhưng mt ý nghĩ, là hai qu tim nhưng mt nhp đập”.

Một nhà văn trẻ của VN đã từng chia sẻ như sau: “Bn đời là hai ch tht thiêng liêng, nó rưng rưng hơn tên gi v – chng, nó thm thiết và sâu nng hơn tên gi ông xã, bà xã. Yêu nhau ti mc có th làm bn ca nhau, làm đầy và làm hnh phúc cuc sng ca nhau, khiến người kia thy t do trong hôn nhân, như th trong tình bn, tht hiếm. Bn đời còn mang theo mt hàm ý bao dung. Nếu đòi hi trách nhim ca đối phương, người ta s đặt bn vào trong các mi quan h, gi tên bn là chng, v, làm dâu, làm r, người đàn ông, là người ph n… Ch khi bao dung, riêng tư và hnh phúc, người ta mi gi là bn đời”. (8)

Khi nói với nhau hai từ “Bạn đời”, vợ chồng xác quyết rằng họ thuộc về nhau, cuộc đời của người này có quan hệ mật thiết tới cuộc đời của người kia. Họ sống cuộc đời của nhau, họ cần nhau và họ không thể rời xa nhau. Bởi từ khi cam kết lấy nhau, họ tự nguyện chấp nhận chia sẻ một định mệnh, một đời sống và một mái ấm gia đình.

Linh mục Bùi Văn Khiết Tâm, trong tập sách “Cho đôi bạn tình” tập 4 đã viết như sau: “Lp gia đình để tr thành v chng ca nhau, cũng đồng nghĩa chung mt định mnh. Người chng gn bó cuc đời ca mình vi người v. Người v trao sinh mng ca mình cho người chng. Vì thế, thánh Phao-lô đã nói: Người chng phi yêu thương v mình như chính thân mình. Ai yêu thương v mình là yêu thương chính mình; vì không ai ghét thân xác mình bao gi, nhưng nuôi dưỡng và chăm sóc nó” (Ep 5, 28-29a). Chung mt định mnh là sng chết có nhau, vui bun cùng chia, sướng kh cùng chu, vượt qua năm tháng mà vn trung thành”. (9)

ĐGH Phanxicô trong Tông huấn “Niềm Vui của Tình Yêu” (Amoris Laetitia) đã nhấn mạnh rằng: “Hôn nhân là mt du ch quí giá, vì khi mt người nam và mt người n c hành Bí tích Hôn phi, thì có th nói, Thiên Chúa được ‘phn chiếu’ nơi h, và Ngài ghi khc trong h nhng nét phác tho đặc thù và du n tình yêu không th xóa nhòa ca Ngài. Hôn nhân là linh nh ca tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ngay Thiên Chúa, tht vy, cũng là hip thông: Ba Ngôi V – Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thn – hng sng t muôn thu cho đến muôn đời trong s hip nht hoàn ho. Và đây chính là mu nhim Hôn nhân: Thiên Chúa làm cho hai v chng tr thành mt cuc đời duy nht”. (10)

2.3. BN đường (Bn đồng hành)

Một danh nhân đã nói: “Yêu nhau không là ngi đó nhìn nhau, mà cùng nhau hướng v mt lý tưởng” (Antoine de St Exupéry). Khi kết hôn với nhau, cả hai chấp nhận ra khỏi chính mình để hòa nhập với người bạn đời của mình để cùng xây dựng một kế hoạch đi chung một con đường, cùng quay về một hướng. Họ đích thực là hai người bạn đường của nhau, là đôi bạn song hành của nhau.

Nếu cuộc đời là một cuộc hành trình thì hôn nhân cũng là một chặng đường mà hai người cùng nắm tay chung bước. Vui cùng vui, buồn cùng buồn, đau khổ, vất vả, gian nan cùng chịu, đó là viễn ảnh một cuộc hôn nhân êm ái, thành công.

Xét về mặt thực tế, đó là một sự hòa nhịp trong việc thực hiện 3 “cùng”:

Cùng hp tác song phương: Tục ngữ VN có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây t y”. Hôn nhân là hôn ước trong đó hai người cùng thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm với nhau, và đảm nhận bổn phận cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Có người đã nói, “Trong hôn nhân, gp nhau là bước đầu, sng chung là bước kế tiếp, làm vic chung vi nhau mi làm nên mt gia đình êm m” (James Thurber). Sự hợp tác song phương giữa đôi bạn trong cuộc sống lứa đôi là yếu tố cực kỳ quan trọng nhờ đó hạnh phúc gia đình được đảm bảo chắc chắn. Khi nhìn vào một gia đình nào mà thấy hai vợ chồng biết hòa hợp, gắn bó để chăm lo việc nhà việc cửa, việc trong việc ngoài, thì biết ngay gia đình ấy đang hạnh phúc.

Cùng chung chí hướng: Vợ chồng phải ngồi lại với nhau, cùng nhau xây dựng một mục tiêu chung cho cuộc sống hôn nhân và cho gia đình mình. Một gia đình mà trong đó “Ông nói gà, bà nói vt”, hay “Trng đánh xuôi kèn thi ngược” thì đó là biểu hiện của sự phân hóa, chia rẽ, bất đồng.

Hai người phải dành thời gian để thảo luận, có thể là tranh luận, về những mục tiêu phải theo đuổi. Chẳng hạn, trong vấn đề giáo dục con cái, trong việc quản lý và sử dụng tài chánh, trong việc giải quyết những nhu cầu vật chất, tinh thần trong gia đình vv. Trong gia đình dường như lúc nào cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết và đối phó, nếu hai bạn cùng hiệp lực, đồng tâm nhất trí nắm tay nhau thực hiện thì việc gì cũng xong. “Thun v thun chng, tát b Đông cũng cn” hay “Mt cây làm chng nên non / Ba cây chm li thành hòn núi cao”.

Cùng quan tâm đến nhau và đến nhng nhu cu ca đời sng chung: “Hãy thường xuyên quan tâm đến nhau”, đó là mệnh lệnh của tình yêu. Khi yêu, người ta có thể làm tất cả vì nhau và cho nhau. Việc quan tâm đến nhau phải được coi là một trong những “hạng mục ưu tiên” hàng đầu để giữ cho cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc.

Quan tâm từ việc nhỏ đến việc lớn. Mỗi người coi nhau như đối tượng chăm sóc thường xuyên. Không phải chỉ có kiểu lãng mạn “nâng khăn sa túi” lúc ban đầu, mà suốt cả cuộc hành trình đời sống lứa đôi, hai bạn phải chăm sóc, nâng đỡ, hỗ trợ nhau cách tận tình và chu đáo. Nhiều khi chỉ một việc nhỏ thôi cũng đủ hâm nóng tình yêu, vốn rất mong manh, nhờ đó hai bạn vững vàng yên tâm đi tới đích. Có một ý kiến thế này: “S bt đi nhng v li d nếu quý bà tân thi ngày nay chăm lo cho chng con hơn là chăm sóc các món hàng h giá siêu th”.

Bên cạnh đó, nhiều bà vợ than phiền rằng họ rất buồn tủi và cô đơn vì hầu như ông chồng chẳng tỏ ra quan tâm gì tới họ. Sau một ngày làm việc bên ngoài về nhà, chồng chỉ kịp ăn uống vội vàng rồi chui vào phòng xem TV hoặc chơi game. Nếu sự việc cứ tái diễn lâu dài như thế này, thì chắc chắn cuộc hôn nhân sẽ sớm rơi vào tình trạng tan vỡ…

2.4. BN tri k (Bn tâm giao)

Vợ chồng còn là bạn tri kỷ hay bạn tâm giao nữa. Vợ chồng phải thấu hiểu nhau như những người bạn tri kỷ, tri âm. Họ cũng phải tin tưởng và chân thành chia sẻ với nhau những tâm sự sâu xa, thầm kín, riêng tư bên trong như là bạn tâm giao.

Trên thực tế, ta thấy nhiều đôi bạn sống với nhau như một người xa lạ. Họ vô cảm, câm nín, lạnh lùng, vô tâm, vô tư, khiến cho cuộc sống vợ chồng trở nên băng giá và căng thẳng. Nhiều bà vợ than phiền, đối bạn bè bên ngoài thì chồng họ cởi mở, hồ hởi, vui vẻ, rộng lượng, trong khi ở gia đình người chồng lạnh lùng, kiệm lời, sống và cư xử như một người khách lạ. Trong tình huống này, họ không thể là bạn tri kỷ hay bạn tâm giao của nhau, mà chỉ như là người dưng nước lã mà thôi.

Vậy để vợ chồng thực sự trở nên người bạn đời tri kỷ, tâm giao đích thực, chúng ta nên thực hành một số điều chính yếu sau: (11)

Tôn trng nhau: Trong ngày thành hôn, đôi bạn cầm tay nhau cam kết sẽ yêu thương và tôn trọng nhau không chỉ một năm, hai năm, năm năm, mà là “mi ngày sut đời”. Yêu thương và tôn trọng phải đi đôi với nhau. Vợ kính trọng chồng, chồng tôn trọng vợ. Cả hai quý mến, trân trọng nhau.

Trước hết, trọng kính là phải nhìn nhận nhau. Vợ không phải là người hầu hoặc nô lệ của chồng, mà là người bạn đời. Nam và nữ khác biệt nhau, nhưng bình đẳng với nhau vì cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa, được tạo dựng để trở thành trợ tá của nhau, bổ túc cho nhau và hiệp thông với nhau.

Tiếp đến, trọng kính là phải đón nhận nhau. Gia đình Nadarét được bắt đầu bằng sự đón nhận: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng s đón bà Maria v ông v...” (Mt 1,20). Không chỉ đón nhận những ưu điểm, mà còn cả những khuyết điểm, nghĩa là đón nhận trọn vẹn con người của nhau với quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai. Thuở mới quen nhau, đôi bạn đã khám phá ra rất nhiều cái đẹp của nhau, những cái làm cho nhau ngưỡng mộ, si mê. Khi bước vào cuộc sống gia đình, các bạn dần dần khám phá thêm nhiều điều khác. Những điều này có thể là “mặt trái” của nhau. Đón nhận nhau ở đây, trước hết là tôn trọng những khác biệt về cách suy nghĩ, cảm nhận... qua việc trao đổi, lắng nghe, để hiểu biết con người của nhau hơn, nhờ đó giúp nhau mỗi ngày một nên hoàn thiện.

Sự tôn trọng được diễn tả qua cách cư xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày. Không phải chỉ tôn trọng nhau trong lúc thành công, thịnh vượng và mạnh khoẻ, trái lại trong lúc gian nan, thất bại và bệnh tật lại cần phải tôn trọng và nâng đỡ nhau hơn nữa. Tránh nói với nhau bằng những lời lẽ tục tằn, thô lỗ, hoặc nói xấu nhau với người thứ ba. Ngược lại, biết dành cho nhau những lời nói nhẹ nhàng âu yếm, những cử chỉ trân trọng, lịch sự, lễ độ, “Tương kính như tân”…

Hy sinh cho nhau: Lời Chúa: “Không có tình thương nào cao c hơn tình thương ca người đã hy sinh tính mng vì bn hu ca mình” (Ga 15,13). Một trong những bằng chứng về tình yêu chân thật, đó là sự hy sinh, quên mình. Yêu nhau mà không chấp nhận hy sinh, gian khổ vì nhau và với nhau, thì chưa phải là yêu nhau thật sự.

Trời có lúc nắng, lúc mưa. Cuộc đời mỗi người cũng vậy, có lúc thịnh lúc suy, có lúc vui lúc buồn, có lúc khỏe lúc đau. Tình yêu luôn đòi hỏi sự thuỷ chung. Nếu chỉ yêu nhau lúc thịnh vượng, may mắn, mạnh khoẻ, còn khi gặp gian nan khốn khó, rủi ro, thì lìa bỏ nhau, thử hỏi như vậy có phải là yêu nhau thành thật hay không? Khi thành thật yêu nhau, người ta phải chấp nhận thực tế đó. Đi đâu, cho thiếp đi cùng, / Đói no thiếp chu, lnh lùng thiếp cam”.

Hy sinh quên mình là vì hạnh phúc của vợ, của chồng, của con. Hy sinh trong những vấn đề cụ thể. Hạnh phúc gia đình được xây dựng bằng những điều nhỏ mọn, bằng những hi sinh liên lỉ hằng ngày của cả đôi bên, chẳng hạn như trong việc sử dụng tiền bạc, thời giờ, mua sắm, giải trí... Đừng chỉ quyết định theo sở thích riêng của mình, bất chấp sở thích của vợ hoặc chồng.

Hy sinh cũng có nghĩa là tha thứ. Nhân vô thập toàn. Thánh Phao-lô dạy: “Như nhng người được chn ca Thiên Chúa, nhng người thánh thin và được yêu thương, anh em hãy mc ly nhng tâm tình t bi, nhân hu, khiêm cung ôn hoà, nhn ni, chu đựng ln nhau, và hãy tha th cho nhau nếu người này có chuyn phi oán trách người kia. Như Chúa đã tha th cho anh em, anh em cũng hãy tha th cho nhau”. (Cl 3,12-13)

Sự hy sinh còn được biểu lộ qua việc quan tâm đến nhau, chăm sóc, lo lắng cho nhau, không quản ngại vất vả, gian khổ vì nhau, nhất là khi người bạn đời gặp thử thách, bệnh tật, khó khăn. Đây chính là lúc sống lời cam kết trung thành với nhau ngày thành hôn.

Đối thoi vi nhau: Đối thoại là yếu tố quan trọng giúp duy trì và củng cố hạnh phúc trong gia đình. Nhờ đối thoại, vợ chồng, cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, giảm bớt những bất đồng. Đối thoại là nói và nghe. Cần nói cho nhau biết những điều mình suy nghĩ và mong ước, đồng thời cần nghe những suy nghĩ và mong ước của người khác. Nghe không phải chỉ bằng đôi tai, mà còn bằng cả khối óc và con tim.

Những chuyện quan trọng trong gia đình vợ chồng cần phải chia sẻ, bàn bạc cùng nhau. Cha ông ta có câu “Thun v thun chng tát b Đông cũng cn”. Làm việc gì cũng nên trao đổi và thống nhất trước khi hành động. Trong lúc bàn bạc, cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, không nên độc tài, độc đoán, áp đặt ý của mình. Chúng ta đều biết rằng: “Trong tt c nhng gì có liên h đến đời sng chung trong gia đình, hai v chng đều có nhim v và quyn li bng nhau.” Nếu thường xuyên chia sẻ tâm tình với nhau, vợ chồng sẽ dễ dàng đi đến chỗ thống nhất trên các lãnh vực công ăn việc làm, tổ chức đời sống, giáo dục con cái, giải trí, giao tế bạn bè, đời sống đạo đức... Nhờ đó, sẽ hiểu nhau, tin tưởng nhau và gắn bó với nhau hơn.

Dành thi gi cho nhau: Yêu nhau, người ta luôn nghĩ đến nhau và muốn ở bên cạnh nhau. Tình yêu cần sự hiện diện. Nhiều cặp vợ chồng đã đi tới chỗ đổ vỡ vì thường phải sống xa nhau hoặc quá lo công ăn việc làm, không còn để ý gì đến nhau. Bởi vậy, vợ chồng cần ưu tiên dành thời giờ cho nhau, chuyện trò tâm sự với nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui, những nỗi buồn, nói lên những suy nghĩ, những ý định của mình trong cuộc sống, cũng như nâng đỡ, an ủi, khích lệ và cổ vũ lẫn nhau.

KT

Chúng ta có thể kết luận là tình bạn trong hôn nhân không phải là chuyện thừa thãi hay chỉ là một cái gì đó xa xỉ, không cần thiết, trái lại xét về mặt thực tế, đó là một hình thái biểu lộ tình yêu vợ chồng cách cao đẹp và trọn vẹn nhất.

Theo chuyên gia, hôn nhân đổ vỡ không phải vì thiếu tình yêu mà là thiếu tình bạn. Một người chồng hay vợ nếu biết cư xử với người phối ngẫu của mình như người bạn tâm giao thì cuộc hôn nhân đó luôn hạnh phúc và bền vững.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý nhận xét rằng bất cứ ai khi đang ở trong đời sống hôn nhân đều luôn có một khát khao và một ước muốn sâu xa, đó là sự thân mật, đồng cảm giữa hai người. Tuy nhiên, đây lại là thứ mà các cặp đôi vợ chồng dễ thất vọng về nhau nhất. Bởi vì họ thiếu hẳn sự thân mật, đồng cảm giữa vợ chồng vốn được xem là bản chất của tình bạn, của tình tri âm, tri kỷ. Thực tế cho thấy trước khi kết hôn, đa số các bạn trẻ đều nghĩ rằng tình yêu mới là điều quan trọng. Ít người hiểu được rằng để chung sống lâu dài thì khía cạnh tình bạn trong hôn nhân mới là điều cần thiết nhất. Có người ví, tình yêu mà không có tình bạn cũng như một bức tranh đẹp nhưng xa lạ ./. (12)

Aug. Trần Cao Khải
Nguồn: hdgmvietnam.com

_______________________

Chú thích:

(2) D. Wahrheit - Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô - Mục vụ HNGĐ bản in roneo năm 1993, trg 258

(9) Lm Bùi Văn Khiết Tâm – Cho đôi bạn tình tập 4 – NXB Phương Đông năm 2014 trang 75-76

(12) https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/hon-nhan-do-vo-khong-phai-vi-thieu-tinh-yeu-ma-la-thieu-tinh-ban-20200323081755410.htm