Thánh Bênêđictô / Biển Ðức (11/7)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 604 | Cập nhật lần cuối: 8/25/2018 6:42:51 PM | RSS

Thánh Bênêđictô / Biển Đức (480?-543)

Bổn mạng của châu Âu

Thật đáng tiếc là không ai viết nhiều về một vị đã thể hiện biết bao kỳ công ảnh hưởngThánh Bênêđictô / Biển Ðức (11/7) đến nếp sống đan viện Tây Phương. Thánh Bênêđictô được đề cập đến nhiều trong các Đối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả sau khi ngài chết khoảng năm mươi năm, nhưng đó chỉ là các sơ thảo của biết bao điều lạ lùng trong cuộc đời thánh nhân.

Vào năm 480 tại Norcia, một thành phố thuộc miền trung nước Ý, có hai trẻ sinh đôi, một trai một gái. Đó là Biển Đức (Benedictus) và Scholastica. Trên khuôn mặt khôi ngô sáng sủa của hai em người ta còn nhận thấy một nét gì đặc biệt trong khóe mắt ngây thơ và tâm tình của hai em, như điềm báo trước một tương lai thánh thiện.

Ngài theo học tại Rôma và ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích đời sống đan viện. Lúc đầu, ngài là một vị ẩn tu sống trong một cái hang ở Subiaco, xa lánh thế giới nhiều chán nản mà lúc bấy giờ giặc ngoại giáo đang lan tràn, Giáo Hội bị phân chia bởi ly giáo, dân chúng đau khổ vì chiến tranh, đạo lý ở mức độ thấp nhất.

Sau đó không lâu, ngài thấy không thể sống cuộc đời ẩn dật ở gần thành phố, dù lớn hay nhỏ, do đó ngài đi lên núi cao, sống trong một cái hang và ở đó ba năm. Trong một thời gian, một số đan sĩ chọn ngài làm vị lãnh đạo, nhưng họ cảm thấy không thể theo được sự nghiêm nhặt của ngài. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ngài chuyển từ đời sống ẩn tu sang đời sống cộng đoàn. Ngài có sáng kiến quy tụ các nhánh đan sĩ khác nhau thành một “Đại Đan Viện”, đem lại cho họ lợi ích của sự cộng tác, tình huynh đệ, và luôn luôn thờ phượng dưới một mái nhà. Sau cùng, ngài khởi công xây dựng một đan viện nổi tiếng nhất thế giới ở núi Cassino, cũng là nơi phát sinh dòng Bênêđictô.

Cũng từ đó, một quy luật từ từ được hình thành nói lên đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, lao động chân tay và sống với nhau trong một cộng đoàn dưới một cha chung là đan viện trưởng. Sự khổ hạnh của Thánh Bênêđictô được coi là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđictô.

Thật đáng tiếc là không ai viết nhiều về một vị đã thể hiện biết bao kỳ công ảnh hưởng đến nếp sống đan viện Tây Phương. Thánh Bênêđictô được đề cập đến nhiều trong các Đối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả sau khi ngài chết khoảng năm mươi năm, nhưng đó chỉ là các sơ thảo của biết bao điều lạ lùng trong cuộc đời thánh nhân.

Ngài sinh trong một gia đình lỗi lạc ở Nursia, thuộc miền trung nước Ý, theo học tại Rôma và ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích đời sống đan viện. Lúc đầu, ngài là một vị ẩn tu sống trong một cái hang ở Subiaco, xa lánh thế giới nhiều chán nản mà lúc bấy giờ giặc ngoại giáo đang lan tràn, Giáo Hội bị phân chia bởi ly giáo, dân chúng đau khổ vì chiến tranh, đạo lý ở mức độ thấp nhất.

Sau đó không lâu, ngài thấy không thể sống cuộc đời ẩn dật ở gần thành phố, dù lớn hay nhỏ, do đó ngài đi lên núi cao, sống trong một cái hang và ở đó ba năm. Trong một thời gian, một số đan sĩ chọn ngài làm vị lãnh đạo, nhưng họ cảm thấy không thể theo được sự nghiêm nhặt của ngài. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ngài chuyển từ đời sống ẩn tu sang đời sống cộng đoàn. Ngài có sáng kiến quy tụ các nhánh đan sĩ khác nhau thành một “Đại Đan Viện”, đem lại cho họ lợi ích của sự cộng tác, tình huynh đệ, và luôn luôn thờ phượng dưới một mái nhà. Sau cùng, ngài khởi công xây dựng một đan viện nổi tiếng nhất thế giới ở núi Cassino, cũng là nơi phát sinh dòng Bênêđictô.

Cũng từ đó, một quy luật được hình thành dần nói lên đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, lao động chân tay và sống thành cộng đoàn với một cha chung là đan viện trưởng. Sự khổ hạnh của Thánh Bênêđictô được coi là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđictô.

Quy luật của đời sống cộng đoàn:

“Các đan sĩ hãy cố gắng và hâm mộ luyện tập lấy thứ thiện tâm ấy, đó là:

Ân cần tôn kính lẫn nhau;

Hết sức kiên nhẫn chịu đựng các nhược điểm hồn xác của nhau;

Thi đua vâng lời nhau;

Không ai tìm ích lợi cho mình;

Trái lại, hãy tìm lợi ích cho nhau;

Thực thi nghĩa vụ huynh đệ với lòng trong sáng;

Kính sợ Chúa trong tình thương;

Yêu mến Viện Phụ bằng tình yêu chân thành và khiêm tốn;

Và sau hết tuyệt đối không quí trọng gì hơn Chúa Kitô, Đấng dẫn đưa hết thảy chúng ta lên cõi đời đời.”

Nguồn: tgpsaigon.net

Lời nguyện kính Thánh Biển Đức

Lạy Chúa, Chúa đã đặt thánh viện phụ Bênêđictô làm tôn sư lỗi lạc để dậy những ai muốn hiến thân phục vụ Chúa. Xin cho chúng con hằng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, để tâm hồn được thảnh thơi, rảo bước trên con đường theo Chúa.

Chúng con ao ước có Chúa và Thánh Biển Đức trong giờ chết của chúng con như là binh giáp bởi sự hiện diện của Ngài.

Lạy Chúa, chúng con khao khát trong giờ lâm tử qua sự hiện diện của Thánh BIỂN ĐỨC, xin Chúa cho chúng con được che chở bởi quyền năng Thánh Giá Chúa và xin cứu chúng con thoát mọi mưu chước cám dỗ, được mau về hưởng tôn nhan Chúa đời đời. Amen.