Các mối Phúc thật hôm nay (13): Những người sầu khổ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2286 | Cập nhật lần cuối: 3/8/2017 1:29:47 PM | RSS

(Tiếp theo)

11. Những người sầu khổ

“Phúc cho những người đang ở trong tang tóc, họ sẽ được an ủi”, Osty và Trinoquet dịch như thế. Còn Chouraqui thì dịch: “Phúc cho những người sầu khổ, họ sẽ được củng cố”.

Nếu lấy phần hai của mối Phúc thật này, thì chúng ta đang đứng trước chủ đề an ủi và khuyến khích. Ở đầu Tin Mừng thánh Luca, có tích truyện dâng Chúa Giêsu tại đền thờ (2,22-39) với khuôn mặt trung tâm là ông Simêon: “Con người công chính và đạo đức ấy vẫn mong đợi sự an ủi của Isarael” (2, 25). “Đấng an ủi” là một trong những tước vị đã được gán cho Đức Mêsia. Là niềm an ủi của cả một dân tộc, là hoàn cảnh chung kết của Israel: Sau khi đã biết sự đau buồn, thì Israel sẽ được an ủi, và được mãi mãi. Bản văn nói đến ‘cuộc giải thoát Giêrusalem’. “Chúng tôi hy vọng chính Ngài sẽ giải phóng cho Israel”, các đồ đệ Emmau nói như thế với Chúa Giêsu, khi họ chưa nhận ra Ngài (Lc 24, 21).

Ông Simêon là một người nghèo trước mặt Thiên Chúa. Nơi ông, chính là toàn thể dân nghèo đang đón nhận trẻ Giêsu. Đó là một người công chính – thánh Luca, trong Tin Mừng của ông, sẽ chỉ gán tước vị ấy, mà không ghi thêm gì, cho một mình Chúa Giêsu lúc Ngài qua đời (Lc 23, 47). Chính ông Simêon cũng đang gần chết, trước khi được xem thấy Đấng Mêsia. Khi ông trông thấy niềm an ủi của Israel, thì cuộc đời ông đạt ý nghĩa viên toàn, đến nỗi ông hô lên rằng: Bây giờ ông có thể chết bình an.

Vậy chính cuộc giải phóng phổ cập giữa trung tâm của khái niệm về “Đấng an ủi”. Cuối sách Khải Huyền, thành Giêrusalem mới, đã được ơn giải thoát, đang từ trời hạ xuống, và một giọng nói đức tin:

“Đây là nơi Thiên Chúa lưu lại với loài người. Ngài sẽ ở với họ. Ngài sẽ lau nước mắt cho họ, sự chết sẽ không còn nữa. Tang tóc, kêu la đau đớn sẽ không còn (Kh 21, 4). “Thiên Chúa sẽ lau nước mắt cho họ” (Kh 7, 17).

“Những người sầu khổ” trước tiên là những người như ông Simêon, đang sống buồn thảm trước hoàn cảnh tang thương của Israel, nhưng dẫu vậy, họ vẫn không ngừng hy vọng vị Mêsia sẽ đến đem lại cho ơn giải thoát. Không phải là những người đang rầm rộ biểu lộ cảnh tang tóc – vì lễ tang thời đó kéo dài trong 7 ngày và nhằm mục đích bảo đảm sự bình an cho người đã chết. Ăn chay, xé áo, cạo đầu, rắc tro, đánh ngực, khóc than là những dấu chỉ hàng đầu của tang chế, khi Đức Giêsu đến nhà ông Giairô là người coi sóc Hội đường, có cô con gái mới chết, thì có những người phụ nữ khóc mướn và Đức Giêsu bảo tất cả những người ấy ra ngoài. Nhiều người phụ nữ trên đường Calvariô cũng khóc than Chúa Giêsu (Lc 23, 27).

Vì sao họ buồn thê thảm? Họ đang ở trong sự chờ mong, họ đang làm việc đền tội để dọn mình, “mặc bao thô và rắc tro” như Tirô và Siđon đã làm, đó là những dấu chỉ lòng xám hối, lòng ước ao hòa giải cùng Thiên Chúa.

Vậy, vấn đề là thái độ của tâm hồn. Người ta nhìn thấy cảnh buồn thảm của Israel và người ta tự bảo mình có trách nhiệm phần nào. Người ta để tang vì thừa nhận mình đã làm điều gian ác và chứng tỏ mình muốn đổi thay. Thánh Gioan Tẩy Giả đã đòi việc sám hối này, đã loại bỏ các chướng ngại trên đang đi, để cho vị Mêsia có thể qua đó, đòi quay tâm hồn lại, để đón nhận Ngài. Khi Đức Giêsu đến, Ngài tỏ cho thấy tội ác và kêu gọi ăn năn trở lại. Biệt phái vẫn dạy rằng: người ta mù là do tội mình hay tội của cha mẹ. Chúa Giêsu lật đổ lời quả quyết ấy và trước hai biến cố là vụ Philatô tàn sát những người Galilê và vụ 18 người bị tháp Silôe sập đè chết, Ngài tuyên bố rằng: tất cả những người đàn ông và đàn bà kia không tội lỗi hơn những người Galêli khác và những người dân khác ở Giêrusalem (Lc 13,1-5). Đứng trước tai họa, không có vấn đề tìm giải đáp một chiều tố cáo các nạn nhân. Và Chúa Giêsu khẳng định rằng mọi người đều là tội nhân và mọi người sẽ chết phần hồn, trừ các người chấp nhận đổi thay.

Chúa Giêsu nói: có những cái chết tự nhiên: chúng làm cho bạn suy nghĩ, đi vào nội tâm, đặt mình đứng trước cái chết tinh thần, là tai họa còn lớn hơn cái chết thứ nhất kia.

Đồng thời, Chúa Giêsu không nhốt con người trong tuyệt vọng. Ngài cho thấy mọi người đều là tội nhân, nhưng Ngài còn nhấn mạnh hơn nữa về Abba và lòng nhân từ của Ngài. Abba là người trồng nho, kiên trì vô hạn, Ngài sẵn sàng làm tất cả, cho cây vả của Ngài, không sản xuất được tí gì cả từ ba năm nay, cuối cùng sẽ sinh hoa kết quả (Lc 13,6-9). Abba chờ đợi và còn chờ đợi nữa cho mỗi người cảm thấy mình có trách nhiệm về tội riêng mình và về tội của toàn thế giới. Đó là một lời mời tích cực, phải chặn đứng mọi bi quan. Con người cằn cỗi thế nào đi nữa luôn luôn vẫn có thể đổi thay. Đó là sống cho thực tế: dám nhìn sự dữ trước mặt, không nghĩ mình tốt hơn người khác, nhận thấy trong đó phần trách nhiệm của mình và trỗi dậy trước mọi biến cố riêng tư và tập thể, để đi tới trước.

Thái độ ấy tỏ ra là một con người đứng thẳng không buồn rầu than thân tủi phận để cho người khác cảm thương, nhưng trái lại, tự vùng lên và lại dấn bước lên đường. Freud ở trang cuối cuốn Malaise dans la civilisation (bất ổn trong nền văn minh) xuất bản năm 1930, tuyên bố rằng: ông không có sự an ủi nào để tặng dâng, đồng thời ông nhấn mạnh điều này, là nhu cầu an ủi là nhu cầu cơ bản của con người, cũng mạnh mẽ “nơi con người cách mạng táo bạo nhất, như nơi nhưng người tín hữu táo bạo nhất”: tại sao ông nối kết hai hạng người này? Bởi vì tín hữu và người cách mạng có chung điều này là phẫn nộ sâu xa trước một thế giới thiếu công bằng. Tín hữu thì tuyệt vọng về Thiên Chúa vì Ngài không hành động để thiết lập lại sự công bằng, còn người cách mạng thì muốn thành công và buồn khổ về tình trạng của thế giới mình chưa biến đổi được. Cả hai bên đều muốn một trật tự mới, trong đó sự an ủi của người này sẽ là sự sầu thảm của người nọ, theo một thứ công bằng nội tại, bắt nguồn từ Thiên Chúa hay là từ con người, nhưng sẽ thực hiện những nố trả đũa.

Đối với ai thường đọc báo và nhìn thấy những việc độc ác và những đau khổ xảy ra trong thế giới, thì vấn đề đặt ra liên tục là: Thiên Chúa ở đâu? Vậy Ngài đang làm gì? Câu trả lời người ta đã biết rồi đó là Thiên Chúa không muốn sự dữ. Ngài muốn con người hoạt động để làm giảm bớt những đau khổ trên thế giới, những đau khổ này không phải Thiên Chúa, nhưng chính con người chịu trách nhiệm. Người nào rửa tay mình như Philatô, tuyên bố tức khắc là mình không chịu trách nhiệm, người nào không mang lấy nỗi buồn rầu của tất cả đau khổ trên thế gian – không phải để bị đè bẹp và trở nên bất lực và vô hiệu năng, nhưng để tra tay vào việc – người nào đứng trước những đau khổ của con người mà không nhận ra Thiên Chúa giúp đỡ mình thấy những cái đó và đặt mình vào chân tường thì người đó hành động ngược với mối Phúc thật kia, bởi vì mỗi người phải lo lắng khi thấy những đau khổ của anh em loài người và phải chịu khó tìm phương giải quyết.

Abba kêu gọi những người thợ cho vườn nho của Ngài. Điều cần thiết là phải bắt đầu làm lúc sáu giờ sáng hay từ giờ chiều. Khi nào cũng là lúc lắng tai và chú tâm, để đáp lại tiếng gọi (Mt 20,1-8).

Hoạt động cho Vương quốc, tức là làm thế nào để giảm bớt hận thù, là nguồn gốc mọi đau khổ trên hành tinh này, để tăng thêm tình thương yêu nhau như Abba mong muốn.

Điều Abba không chấp nhận, đó là ta ăn ở vô ân bội nghĩa. Trong khi Ngài không ngừng yêu thương chúng ta, bất cứ chúng ta làm gì, Ngài không ngừng tin tưởng nơi ta, quên những gì ta lầm lỗi, quên những thủ đoạn, những việc độc ác của ta, Ngài không giữ lại những cái đó như giữ đống nợ do ta tích lũy, thì chúng ta lại có khuynh hướng không áp dụng với người khác mức đo lường chứa chan huy hoàng, Ngài vẫn dùng để làm thỏa lòng mong muốn của ta.

Các mối Phúc thật hôm nay (13): Những người sầu khổ

Về đề tài này, người ta ít khi thấy Tin Mừng nhắc đến những hình phạt hết sức nặng nề như trong câu chuyện người mắc nợ nhẫn tâm. Đây một người công chức mắc nhà vua một món nợ khổng lồ: 10.000 nén bạc, có thể là thuế toàn tỉnh do anh ta trách nhiệm – một số người công chức loại ấy chịu trách nhiệm đích thân về các khoản thu trong địa bàn của anh ta. Người công chức bị dẫn từ chỗ anh ta ở tù, đến trước mặt nhà vua, vua ra lệnh: “Phải bán anh ta với vợ con và tất cả những gì anh ta đang có” (Mt 18, 25). Nhưng nếu luật Do Thái do phép bán một người nào trong trường hợp ăn trộm, thì con cái vẫn là đồ vật cuối cùng người ta có thể lấy của một người, nên chứng tỏ lỗi lầm của anh ta là rất nặng. Người công chức sấp mình dưới chân nhà Vua, xin hoãn lại và hứa sẽ trả hết. Nhà Vua “động lòng” (Mt 18, 27) – ta gặp lại ở đây “lòng một” (Rahamim) của Abba, tình âu yếm từ mẫu nơi Ngài, cũng như cha của đứa con hoang đàng, khi ông gặp lại đứa con trai của ông. Bấy giờ, nhà Vua tha cho anh ta món nợ khổng lồ ấy và như thế chứng tỏ Vua có lòng nhân từ không thể tưởng tượng được.

Người công chức đi ra, nhào tới một người thuộc hạ mắc nợ anh ta có 100 đồng, tức là đúng một triệu lần ít hơn món nợ anh mắc nhà Vua. Anh tóm cổ không cho trốn thoát, bắt trả nợ cho anh. Người kia cũng năn nỉ anh ta như thể, xin khất một chút nữa và hứa sẽ trả. Người công chức từ chối không chịu nghe và bắt anh ta bỏ vào tù. Người ta đưa tin cho nhà Vua, bấy giờ nhà Vua sử dụng những hình phạt kinh khủng nhất đối với người nhân viên của mình: cuộc hành hạ tra tấn đáng kiếp cho con người đã tỏ ra là một tâm hồn hết sức độc ác.

Tự nhận mình có trách nhiệm trước bao tai họa của nhân loại, không phải là cảm thấy mình có tội. Nhiều tiếng nói và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng ra sức tuyên truyền để dìm sâu những người đồng thời với chúng ta vào sự dày vò lương tâm và mặc cảm tội ác. Một số người như Dos toievski, khẳng định rằng: Nếu không có Thiên Chúa, thì được phép làm mọi sự và không còn gì là tội nữa. Một số khác như J.Lacan nghĩ rằng: Nếu không có Thiên Chúa, thì không còn được phép làm gì nữa. Đối với Mietzsche, cái chết của Thiên Chúa loan báo hạnh phúc. Đối với Soljénitsyne, cái chết của Thiên Chúa tiên báo tai họa của một xã hội không niềm tin, không luật lệ. Nhưng lòng đại lượng của Abba làm nhẹ đi gánh nặng mà con người lắm lúc tự đặt cho mình và giúp cho họ cuối cùng biết chấp nhận chính mình. Abba chỉ xin một điều là sau khi đã được giải thoát niềm tin, con người phải chứng tỏ lòng đại lượng đối với tha nhân như vậy. Vấn đề không phải là trả lại cho Thiên Chúa tất cả những gì người ta mắc nợ Ngài – điều đó thuộc phạm vi bất khả đo lường và chỉ nguyên ý tưởng về sức nặng của món nợ phải trả kia cũng đủ khá nặng bóp chết mọi niềm vui trong con người, chỉ cần mở ra đón tha nhân, thừa nhận họ vừa có quyền hiện hữu vừa mang những thiếu sót làm cho họ khổ đau và ta chớ vì thế mà quay mặt làm ngơ.

Thiên Chúa theo như Đức Giêsu giới thiệu không phải như hình ảnh một người cha được lý tưởng hóa, bắt buộc người ta phải trở nên giống Ngài bằng một sự hoàn thiện đè bẹp bạn. Abba có một tình cha loại khác, giải thoát khỏi hoang mang và cho phép tin tưởng xưng tên Ngài là ‘cha’. Abba tin vào con người bội phần hơn con người ngờ vực đối với Ngài, lòng trung tín của Ngài vô cùng lớn hơn mọi thất trung của con người, thánh Gioan nói “Thiên Chúa lớn hơn lòng chúng ta” và tấm lòng Thiên Chúa mạnh hơn tất cả những điều chúng ta khiêu khích Ngài.

Ai yêu mình quá mức, thì cứ bo bo vào mình, khép kín bản thân mình vì tưởng tượng về một vị cha toàn năng, và người ấy không còn, người ấy không muốn an táng điều tưởng tượng ấy đi và trở nên trưởng thành. Nhiều người Kitô không muốn bỏ hình ảnh về một Thiên Chúa toàn năng vốn là một sự lý tưởng hóa cực đoan, một thứ hình nộm ma quái về cha. Họ không muốn đi vào những đường lối của Abba, nhìn nhận Ngài trong toàn năng chân thật của Ngài vốn là tình thương và như vậy, tức là có thể bị tổn thương.

Tất cả đều sụp đổ đối với họ, khi người ta đề nghị Abba với họ. Họ nên bại hoại giống như người nghiền ma túy bị tịch thu mất chất ma túy của mình. Họ lao mình vào cảnh bơ vơ cô quạnh, hận thù đối với cuộc đời và thế giới, ghét luôn cả Thiên Chúa, Đấng họ đã từng tin tưởng và kể từ đây, họ muốn vạch mặt ra cho cán chường.

162

Mối Phúc thật của người sầu khổ là mối Phúc thật cho những ai biết chấp nhận “an táng” một Thiên Chúa vốn chỉ là cây nạng nâng đỡ tính ấu trĩ của mình, là mối Phúc thật cho con người biết sống lòng tin tưởng trong đêm tối một cách đơn sơ. Thánh Têrêsa thành Lisiơ ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896, đã vào trong đêm tối ấy, không còn thấy bầu trời trăng sao cho đến ngày tắt thở. Chị vẫn tiếp tục, mặc dầu đang ở trong đường hầm giữa “tối tăm mù mịt”. Chị đã an táng niềm tin cũ của mình, niềm tin thuần túy là tình cảm trẻ con.

Cuối cùng, mối Phúc thật đây là mối Phúc thật cho con người không đổ cho bên ngoài trách nhiệm về bản thân, về người khác và về thế giới, là mối Phúc thật cho con người như không nghĩ rằng có một thần dữ gây tai họa cho con người, nhưng nghĩ rằng chính bản thân mình góp phần vào tai họa ấy, là mối Phúc thật cho con người cố gắng hết mình trong cuộc đối thoại với tha nhân, cố gắng hết mình để tha thứ cho những người làm hại mình, cố gắng không gây hấn với chính mình, chấp nhận một con tim dễ bị tổn thương đối với Thiên Chúa và đối với người khác, trong mọi việc và mọi ngày trước mắt. Đó là mối Phúc thật của những con người biết lo nghĩ về người khác và biết chịu khó kiên trì lo cho kẻ khác.

(Còn tiếp)

Jean Francois Six

Trích "Các mối Phúc thật hôm nay", tr. 152-162

---------------------------------------

* Bài liên quan:

Các mối Phúc thật hôm nay (1)

Các mối Phúc thật hôm nay (2)

Các mối Phúc thật hôm nay (3)

Các mối Phúc thật hôm nay (4)

Các mối Phúc thật hôm nay (5)

Các mối Phúc thật hôm nay (6)

Các mối Phúc thật hôm nay (7)

Các mối Phúc thật hôm nay (8)

Các mối Phúc thật hôm nay (9)

Các mối Phúc thật hôm nay (10)

Các mối Phúc thật hôm nay (11)

Các mối Phúc thật hôm nay (12)