Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (23)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2807 | Cập nhật lần cuối: 2/20/2017 2:01:26 PM | RSS

(Tiếp theo)

Ngài không tìm cách trốn tránh vâng lời vì thấy trước hiệu quả đau khổ phải chịu

Ngài tự nguyện đến vườn cây dầu, dù biết ở đó sẽ phải chịu đau khổ.

Ngài ra mặt quở trách Phêrô khi ông tìm cách bảo vệ Ngài. Ngài nói với ông, Ngài muốn, Ngài có thể gọi ngay mười hai đạo binh đến bảo vệ cho Ngài, nhưng sự việc phải xảy ra như thế.

Như cha Thầy đã truyền lệnh, Thầy làm theo.

Qua quan quyền và lý hình, Ngài nhìn thấy hoạt động và quyền bính của cha Ngài

Ngài trả lời Philatô khi ông ta nói ông có quyền phóng thích Ngài và đóng đinh Ngài: Quan không có quyền gì trên tôi, nếu quyền đó không được từ trên ban cho quan.

Ngài đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá

“Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá.” (Ph 2, 8)

Tự ý Ngài thí mạng sống Ngài, không ai cướp được mạng sống Ngài, đây là lệnh truyền Ngài đã nhận từ Cha mình.

Ngài biết rõ hơn ai hết cái giá phải trả để vâng lời

“Dẫu là Con, Ngài đã phải đau khổ dãi dầu, mà học cho biết vâng phục.” (Hr 5, 8)

Thánh Phaolô nói với [người Do Thái]: “Anh em chưa đến nỗi phải đổ máu ra mà chống trả.” (Hr 12, 4)

Qui tắc để vâng lời

Theo lời nói và gương sáng của Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta, ta thấy người môn đệ đích thực của Đức Giêsu Kitô phải thực hành đức vâng lời. Và người ta không thể đặt ra những qui tắc nào chắc chắn và đúng đắn hơn các qui tắc chính Ngài đã thực hiện.

Vậy theo gót Đức Chúa chúng ta, Đấng là thủ lãnh và Mẫu mực của ta, ta phải thấu hiểu và ghi tạc trong lòng các qui luật sau đây:

Chúng ta không tới đây để làm theo ý mình nhưng làm theo thánh ý Thiên Chúa và ý các bề trên.

Theo gương Đức Giêsu Kitô, Thầy chúng ta và Mẫu mực của chúng ta, chúng ta phải dâng mình và tận hiến để làm theo ý Thiên Chúa và ý các bề trên.

Ta không được tìm cách làm theo ý riêng mình.

Ta không được tự ta làm một việc gì.

Ta phải đưa ý muốn ta suy phục hoàn toàn ý của Thiên Chúa và của các bề trên.

Ta phải vâng lời không lý luận.

Ta không được tìm làm việc gì theo sở thích mình, nhưng theo ý thích của Thiên Chúa và của các bề trên.

Ta phải luôn luôn hành động kết hiệp với các bề trên.

Vâng lời phải là của ăn thiêng liêng của ta.

Bổn phận vâng lời ngay trong những điều nhỏ nhặt nhất.

Ta phải vâng lời đến mức làm những điều việc được truyền, làm đúng giờ đúng lúc lề luật đã qui định.

Ta không được tìm cách trốn tránh sự vâng lời, vì sợ những đau khổ có thể gặp phải do vâng lời.

Ta phải vâng lời đến mức lãnh nhận cái chết; trong trường hợp bị bách hại và để được cứu thoát.

Đó là một số qui tắc về đức vâng lời rút ra từ cách cư xử và các lời của Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta.

Ta phải vâng lời ai? [1]

Vâng lời Đức Giêsu Kitô, vâng lời các vị bề trên và lề luật.

Giêsu Kitô là bậc Thầy vĩ đại, chính Ngài đã bày tỏ cho ta ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người và Ngài đã cho ghi chép lại trong các sách Tin Mừng.

Ngài là Vua ta, là Thầy ta, là Thủ lãnh ta và Mẫu mực của ta. [2]

Vâng lời Hội Thánh, gồm có Đức Thánh Cha, tức Đức Giáo chủ; Ngài vô ngộ trong các quyết định của Ngài và chúng ta phải vâng lời Ngài, bởi Ngài đại diện chính Đức Giêsu Kitô và thông báo cho ta các quyết định từ trời, vâng lời các giám mục của chúng ta, vì các ngài đại diện cho Thiên Chúa dưới đất này. Giám mục hợp nhất với Đức Giáo chủ, cũng bày tỏ cho ta ý muốn Thiên Chúa trên trần gian. [3]

Vâng lời các bề trên chính đáng của ta.

Các bề trên chính đáng là những ai được chỉ định bởi quyền bính Giáo hội, Giám mục và Giáo chủ. Họ có quyền truyền lệnh nhân danh Thiên Chúa và ta phải vâng lời họ, vì họ đại diện cho Giáo hội và đại diện cho chính Đức Giêsu Kitô, Đấng truyền lệnh cho ta qua miệng các vị đại diện của Ngài: “Ai vâng lời chúng con là vâng lời Thầy; ai khinh rẻ chúng con là khinh rẻ Thầy.”

Làm bề trên thật khó: bề trên phải đầy tràn Thần Khí Thiên Chúa, bề trên phải biết thánh ý Thiên Chúa từng giây từng phút và làm sao cho các bề dưới thi hành.

Nhiệm vụ nặng nề! Trách nhiệm lớn lao! Con người ấy phải biết kết hiệp với Đức Giêsu Kitô chặt chẽ, để chỉ nói và làm điều Ngài muốn và mong ước được thấy thực hiện trong các chi thể của Ngài. [4]

Bản nội qui [5]

Bản nội qui rút từ Tin Mừng ra và được Giáo hội phê chuẩn cũng là biểu tượng thánh ý Thiên Chúa đối với chúng ta.

Có luật chung của Giáo hội làm cho tất cả mọi tín hữu. Luật đó nằm trong các lệnh truyền (điều răn) của Thiên Chúa và của Giáo hội; mọi Kitô hữu có nghĩa vụ phải tuân theo luật hành xử đó, luật do Thiên Chúa ấn định, nếu không sẽ phải hư đi.

Nhưng ngoài luật chung nói trên, mỗi Hội dòng, mỗi nhà, mỗi cộng đoàn còn có nội qui riêng, vì mỗi nhà, mỗi cộng đoàn nhằm một mục đích riêng, có cách thức riêng để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Vậy khi có ai ra khỏi thế gian để gia nhập một cộng đoàn, ngoài việc họ có nghĩa vụ tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa và Giáo hội, họ còn tự nguyện đặt nhiệm vụ cho mình phải tuân theo bản nội qui sử dụng trong nhà đó. Một nghĩa vụ nghiêm túc và quan trọng; và tuy đây không phải nghĩa vụ bắt buộc đến mức không làm thì mắc tội, nhưng nó cần thiết cho công cuộc nên thánh và để làm gương sáng. Không tuân hành nội qui chỉ có thể đưa tới đổ vỡ cho cộng đoàn và cho những ai là thành viên trong đó.

Hãy xem nội qui như biểu tượng ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Và, vâng phục nội qui của nhà từ sáng tới tối, ta chắc chắn làm theo thánh ý Thiên Chúa và ý các bề trên, chắc chắn được cứu độ và đi trên đàng trọn lành, bởi vì các qui luật của các cộng đoàn, hết thảy đều nhằm mục đích giúp chúng ta bước đi trên đường trọn lành theo Tin Mừng.

Vậy ta hãy hết sức tôn trọng, thiết tha, yêu mến bản điều luật, xem đó như biểu tượng thánh ý Thiên Chúa đối với chúng ta.

Hiểu tinh thần của bản luật, chứ không chỉ căn cứ vào hình thức từ ngữ, nghĩa là làm các việc vì yêu mến, không phải vì sợ sệt hay do bắt buộc, sợ bị phạt.

Ta phải tuân thủ như thế nào?

Ta phải tuân thủ với lòng tin, sự vâng phục và lòng mến.

Với lòng tin

Hãy nhắc nhủ mình, các bề trên thay mặt Thiên Chúa, họ truyền lệnh cho ta nhân danh Thiên Chúa. Vâng lời họ hay tuân thủ qui luật là ta vâng lời chính Thiên Chúa,

ai nghe chúng con là nghe Thầy,

ai khinh rẻ chúng con là khinh rẻ Thầy.

Với lòng suy phục

Vâng phục trong lòng, vâng phục mau mắn và trọn vẹn.

Chúng ta phải đặt trí khôn và óc xét đoán của ta, bắt nó vâng phục các bề trên, không chỉ vâng phục bề ngoài mà vâng phục tận trong tâm hồn mình.

Vâng phục mau mắn, không bàn cãi, không tìm cách tránh né, tìm cách nào đó để khỏi vâng phục.

Vâng phục trọn vẹn, bằng cách thực hành hết mọi điều truyền dạy, theo cách được truyền dạy, và đúng lúc truyền dạy.

Trở nên như trẻ nhỏ: Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không vào được Nước Trời.

Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em, hãy biết phục tùng, vì họ canh giữ linh hồn anh em, như những kẻ sẽ phải trả lẽ, để họ được vui mừng thi hành phận sự, chứ không phải than phiền, vì điều ấy chẳng béo bổ gì cho anh em!” (Hr 13, 17)

Với lòng mến

Đó là điều Phêrô nhắn nhủ chúng ta khi ông nói: “Sau khi đã thánh tẩy linh hồn anh em, bởi đã vâng phục sự thật mà hướng đến một tình huynh đệ không bôi bác, anh em hãy yêu mến nhau khắng khít.” (1 P 1, 22)

Vì ích lợi ta mà mệnh lệnh được truyền ban.

Vì ích lợi ta mà ta cần phải vâng lời.

Tính ưu việt của sự vâng lời

“Ta chuộng nhân người chứ không phải là lễ tế.” (Mt 9, 13)

Vâng lời là bằng chứng lớn nhất ta yêu mến Thiên Chúa

Chính Đức Chúa chúng ta bảo đảm với ta điều này:

“Ai có các lệnh truyền của ta và giữ lấy, người ấy mới là kẻ yêu mến ta.” (Ga 14, 21)

“Nơi điều này ta biết là ta yêu mến con cái Thiên Chúa: ấy là khi ta yêu mến Thiên Chúa và làm theo các lệnh truyền của Người.” (1 Ga 5, 2)

“Ai giữ lời Người, thì hẳn thật trong kẻ ấy lòng mến của Thiên Chúa đã nên trọn.” (1 Ga 2, 5)

Và chính Đức Chúa chúng ta cũng nói: “Để cho thế gian biết Ta yêu mến Cha và như Cha truyền dạy Ta ra sao, Ta làm như vậy.” (Ga 14, 31)

Vâng lời cũng là dấu chỉ chắc chắn nhất ta kính trọng và yêu mến các vị bề trên của mình

Vâng lời là phương thế ngắn nhất để đạt tới sự trọn lành và lòng từ bỏ

Khi hy sinh ý muốn mình là ta hy sinh cả trí tuệ và tấm lòng, vì ý muốn biểu hiện các tư tưởng trong trí khôn và những sự dính bén trong lòng.

Vâng lời là phương thế ngắn nhất để thiết lập trật tự và sự hiệp nhất trong một cộng đoàn và cũng là sức mạnh của cộng đoàn

Sức mạnh

“Phàm ai nghe các lời này của Ta và thi hành, thì ví được như người không xây nhà trên đá. Mưa đổ, sông tràn, gió ùa thổi, đổ xô cả vào nhà ấy, nhưng nó không sập… Phàm ai nghe các lời này của Ta mà không thi hành, thì ví như người dại xây nhà trên cát.” (Mt 7,24-26)

Đối với các cộng đoàn cũng vậy.

Punis triplex non rumpitur Dây thừng se ba sợi sẽ không đứt được. (x. Qo 4, 13)

Vâng lời là dấu chỉ duy nhất chắc chắn được phần rỗi

Không phải hết mọi kẻ nói với Ta: Lạy Đức Chúa! Lạy Đức Chúa! Là sẽ vào Nước Trời, song duy kẻ nào làm theo ý muốn của Cha Ta trên trời, kẻ đó sẽ được vào Nước Trời.

“Trong ngày ấy, nhiều kẻ sẽ nói với Ta: “Lạy Chúa, lạy Chúa há chúng tôi đã không nhân Danh Người mà nói tiên tri, nhân Danh Người mà trừ quỉ, nhân Danh Người mà làm nhiều phép lạ đó sao! Và bấy giờ Ta sẽ tuyên bố với chúng rằng: Ta không biết các ngươi; hãy xéo đi xa Ta, hết thảy phường tác quái!” (Mt 7,21-23)

Vâng lời cũng là phương thế chắc chắn để thiết lập bình an trong ta, để lòng trí được bình thản

Bình an cho người thiện chí!

Đấng sai tôi hằng ở với tôi, Người không để tôi một mình bao giờ, vì tôi luôn luôn làm điều Người ưa thích (x. Ga 5, 29)

“Người biết sẽ nói chẳng cùng.” (Cn 21, 28)

“Nghe sao, Ta xử vậy, và án Ta xử thật công minh, vì Ta không tìm kiếm ý của Ta mà ý của Đấng sai Ta.” (Ga 5, 30)

Ai vâng lời sẽ tránh khỏi mọi trách nhiệm đối với Thiên Chúa và lương tâm mình. [6]

Vâng lời cũng là phương thế Thiên Chúa dùng để nâng chúng ta lên các bậc cao siêu hơn. [7]

“Tốt! Tôi tớ lương hảo và trung trực! Ít mà ngươi đã trung trực thì Ta sẽ đặt ngươi cai nhiều.” (Mt 25, 23)

Những lời hứa tốt đẹp nhất dành cho người vâng phục

“Ai mến Ta, thì sẽ giữ lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu mến nó, và chúng ta sẽ đến với nó, và sẽ đặt chỗ ở nơi mình nó.” (Ga 14, 23)

“Nếu các ngươi giữ các lệnh truyền của Ta, các ngươi sẽ lưu lại trong lòng yêu mến của Ta, cũng như Ta đã giữ các lệnh truyền của Cha Ta, và lưu lại trong lòng yêu mến của Người.” (Ga 15, 10)

Người công chính hằng suy ngắm điều ấy

Mens justi meditabitur obedientiam Trí khôn người công chính sẽ suy ngắm đức vâng lời. (Cn 15, 28)

Kết luận thực hành

(Còn tiếp)

Lm. Antoine Chevrier

Trích “Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, P.E.L, Lyon, 1968, tr. 375-384

------------------------------------------

Chú thích

[1] Ở đây chỉ đề cập tới sự vâng lời trong Giáo hội, bởi vì có liên quan trực tiếp tới công việc tông đồ. Ở chỗ khác, cha Chevrier có nói đến việc vâng lời các “ông thầy ngoài đời” (Ms. XI 125)

[2] Ms. XI 125 – Đối với chúng ta, ta cần hiểu biết ý muốn của Đức Giêsu Kitô, Thầy chúng ta. Ngài đã bày tỏ ý đó cho ta trong Tin Mừng. Ở đó Ngài chỉ cho ta những gì ta phải làm. Ta cần đọc và học hỏi sách Tin Mừng thánh thiện, với cả lòng tôn trọng, vâng phục và yêu mến lớn lao, để có thể thực hiện nó!

[3] Vâng lời Giáo hội. Bản văn cho ta cảm tưởng Giáo hội gồm có Đức Giáo chủ và các Giám mục. Lẽ ra phải nói vâng lời trong Giáo hội, vâng lời những kẻ được ban quyền bính, hàng giáo phẩm. Cách thức nói về Giáo hội mà chỉ nghĩ đến hàng giáo phẩm rất phổ biến dưới thời cha Chevrier.

[4] Ms. XI 722; XI 256 – Làm bề trên một cộng đoàn thật là điều khó! Phải làm một linh mục để đem tinh thần cao cả đến cho kẻ khác, để truyền lệnh như Đức Giêsu Kitô, để điều hành theo Đức Kitô, để dẫn dắt theo Đức Kitô; mỗi nhà, mỗi người, mỗi tâm hồn cách riêng. Phải làm sao để tất cả những gì bề trên cần phải học hỏi Đức Chúa học hỏi thần trí Ngài, giáo lý Ngài! (Ms. XI 722). Trở nên như trẻ nhỏ chẳng còn ý muốn nào khác ngoài ý muốn của cha chúng nó. (Mt XI 256) (Xin x. tr. 286)

[5] Về vấn đề bản nội quy, x. tr. 332

[6] Tránh khỏi mang trách nhiệm. Có nghĩa là Thiên Chúa không coi kẻ vâng lời như tội phạm, cả trong trường hợp kẻ đó có cảm tưởng mình sẽ ra lệnh cách khác nếu mình ở vào địa vị bề trên

[7] Ms x. 253 – Chúng ta phải đặt sự vâng lời làm nhân đức chính của mình, một nhân đức khả dĩ tôn vinh Thiên Chúa nhiều nhất và góp phần vào trật tự của cộng đoàn và việc thánh hóa các linh hồn.

* Bài liên quan:

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (1)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (2)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (3)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (4)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (5)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (6)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (7)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (8)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (9)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (10)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (11)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (12)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (13)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (14)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (15)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (16)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (17)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (18)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (19)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (20)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (21)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (22)