Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (30): Vác thập giá mình

[ Điểm đánh giá4.5/5 ]2 người đã bình chọn
Đã xem: 3708 | Cập nhật lần cuối: 6/15/2017 2:09:35 PM | RSS

(Tiếp theo)

Điều kiện thứ tư: Vác thập giá mình [1]

Điều kiện thứ tư, cha Chevrier báo trước, song cha lại đưa chúng ta trở về với các điều kiện đã đề cập: Thập giá, nghĩa là khó nghèo, từ bỏ tạo vật và từ bỏ bản thân. [2]

Tuy nhiên, trong ý nghĩ của cha, thập giá nối tiếp các điều kiện trước, bởi vì ở đây, cha lưu ý chúng ta đến những hệ quả của các việc từ bỏ. [3] Dấu nhấn tập trung vào điểm này: đời sống theo Tin Mừng thử thách lòng kiên nhẫn của ta. Có ơn Thiên Chúa ban, ta quyết định tương đối dễ dàng, sống đức nghèo khó, tỉ dụ vậy. Bởi vì khi mới khởi đầu, thường thường người ta hăng hái lắm. Họ dễ dàng đồng ý với ý nghĩ ở đâu có đau khổ, ở đâu không có nghèo khó thực sự, [4] và nếu phải chịu đau khổ, càng tốt chứ sao! Công trình của Thiên Chúa nhờ thế mà càng vững chắc hơn. [5] Các bước đầu tiên đó khá khó khăn, nhưng chúng đem sẵn theo phần thưởng của chúng.

Trái lại, khi con đường trải dài ra, thời gian càng ngày càng trôi qua, sự hăng nồng biến dần, và lúc đó mới là lúc phải vác Thập giá mỗi ngày, có nghĩa sống nghèo khó hết mọi ngày. [6] Chính vì thế, có nhiều người chấp nhận vác lấy Thập giá, và rồi không vác. [7] Đây là một bài suy niệm viết cho ta về việc vác Thập giá, để chúng ta được trang bị đức kiên nhẫn, giúp ta đi cho tới cùng. Bền bỉ trong thử thách, đề tài rất tha thiết với thánh Phaolô. Có vậy, “Gian truân tạo nên kiên nhẫn, kiên nhẫn (tạo nên) thực đức, thực đức (tạo nên) trông cậy. Còn trông cậy không làm tủi hổ… (x. Rm 5,3-5; X. 2 Cr 6, 4 và 12, 12).

Khi cho suy niệm chặng đường Thánh giá tại nhà nguyện Prado, cha Chevrier thích nói: mỗi người phải vác thánh giá của mình. [8] Cha nhắc lại hoài cho các thính giả ở chặng đường Thánh giá thứ hai, nơi mà theo tập truyền, người ta nhìn ngắm Đức Giêsu nhận lấy gánh nặng cây Thập giá.

Cuộc đời này toàn gieo rắc thập giá… Hết mọi người thuộc mọi tầng lớp cung điện và mái lá… nơi thiên hạ ít nghĩ tới nhất, thập giá gỗ, thập giá vàng cho kẻ giàu, cũng không kém nặng nề, dầu bên ngoài sáng chói. Nghèo khó lao động - thập giá trong vợ bạn, chồng bạn, con cái bạn. Vu cáo, nói hành - mất của cải, mất cha mẹ, thất vọng, thất bại.

Đó là thân phận làm người - hệ quả của tội lỗi, bệnh tật.

Dù chúng ta có đi đến đâu, có ở chỗ nào, không tránh được. Loại suy niệm kiểu này được tìm thấy trong nhiều bản ghi chú về Chặng đường Thánh giá hoặc về các Mầu nhiệm Mân côi. Trong Người Môn đệ đích thật, lời kết luận rút ra là, vị linh mục và bất cứ ai làm tông đồ nói chung, đừng lấy làm ngạc nhiên nếu phải chia sẻ số phận chung, trái lại còn có kẻ muốn nhận lấy thập giá của đời sống theo Tin Mừng.

Phần kết thúc của chương khả dĩ làm ta lúng túng. Sau khi đề cập tới sự kiên nhẫn của vị tông đồ, sự bền chí của thánh Phaolô, ta rơi xuống một số việc khá bề ngoài: sử dụng một cây Thánh giá, đeo ở bên trái, dài khoảng 9-10cm. [9] Chính chỗ này ta có một ví dụ cụ thể về cung cách làm việc của cha Chevrier.

Cha có một trực giác căn bản về người linh mục. Để trực giác này không nằm nguyên trong phạm vi suy tưởng, nó phải thể hiện ra trong lối sống. Để tìm ra lối sống này, trước khi đạt được một kinh nghiệm cá thể đầy đủ, cha Chevrier tìm ở kẻ khác những gì mình có thể dùng được. Trong trường hợp này, cha nghĩ nên vay mượn lề lối của một số tu sĩ và cách riêng của các Hội dòng thừa sai. Vấn đề là có luôn luôn bên mình một cây Thánh giá khá lớn để sử dụng, [10] nghĩa là một dụng cụ dùng dạy giáo lý, hoặc rao giảng Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nhưng cây Thánh giá ấy cũng để nhắc nhở ta: muốn chu toàn sứ vụ, ta cần phải nên giống Đức Giêsu Kitô vác thập giá. [11]

*

Điều kiện thứ tư để trở thành một môn đệ đích thật của Đức Giêsu Kitô là vác thập giá mình. [12]

Giáo lý của Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta về điểm này

Đức Chúa chúng ta phán: “Ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta.” (Mt 16, 24)

“Kẻ không vác lấy khổ giá mình mà theo Ta, ắt không xứng đáng với Ta.” (Mt 10, 38)

“Ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta.” (Lc 14, 27)

“Ai muốn đi sau Ta thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và hãy theo Ta!” (Lc 9, 23)

Theo các lời Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta phán đó, ta thấy muốn trở nên môn đồ đích thật của Ngài, trước tiên phải vác thập giá mình.

Và nếu không vác lấy nó, ta không thể là môn đồ Ngài, một điều kiện thiết yếu.

Và chẳng những ta nhận lấy mà còn phải vác lấy nó.

Thứ ba, phải vác nó mỗi ngày.

Tất cả điều đó được giải thích đầy đủ trong các câu trích dẫn.

Thập giá là gì?

Đó là dấu hiệu đau khổ

Dấu hiệu chung bao hàm hết mọi loại đau khổ.

Biểu tượng ơn cứu độ, biểu tượng sự cứu chuộc, biểu tượng của người Kitô hữu, và nhất là của người môn đồ đích thật Đức Giêsu Kitô.

Thập giá, đó là khó nghèo, từ bỏ tạo vật từ bỏ chính mình. [13]

Phải vác thập giá mình, vác thập giá mà Chúa Giêsu trao cho ta.

Thập giá qua một đời sống khắc khổ, nhặt nhiệm, đời sống theo Tin Mừng.

Và điều kiện này thiết yếu cho đến mỗi Đức Chúa chúng ta đã nói, kẻ nào không vác thập giá đó, không vác thập giá mình, không thể là môn đồ Ngài.

Vậy, nếu ta chẳng chịu lãnh nhận, vác thập giá Đức Tôn sư Giêsu Kitô trao cho, thì nên từ khước làm môn đồ. Vác thập giá, tức nhận lấy đời sống theo Tin Mừng như Đức Chúa chúng ta trao ban, chấp nhận mọi đau khổ gắn liền với đời sống khó nghèo, bỏ mình (từ bỏ tạo vật, từ bỏ bản thân), hy sinh, tận tụy. Nếu không chấp nhận điều đó, không thể là môn đồ Ngài.

Ai không vác thập giá mình, kẻ đó không xứng đáng với Ta. Thiên Chúa không muốn nhận họ làm môn đồ của Ngài Đức Chúa chúng ta muốn có những tâm hồn can đảm, quảng đại. Cần phải có can đảm lãnh nhận thập giá mà Đức Chúa chúng ta giới thiệu cho, hoặc từ chối bởi vì Đức Chúa không còn muốn thấy chúng ta nữa.

Non est me dignus “Tôi không đáng xách dép cho Ngài.” (Mt 3, 11)

Đức Chúa Giêsu Kitô kêu gọi ta vác lấy thập giá

Đức Chúa chúng ta kêu gọi ta vác thập giá của Ngài.

Jugum meum suave et onus meum leve “Ách Ta thì êm ái, và gánh Ta lại nhẹ nhàng.” (Mt 11, 30)

Ngài đã vác lấy thập giá vì chúng ta.

Theo chân Ngài, ta hãy vác lấy. Chính Ngài trao cho chúng ta.

Ecce ancilla Domini, fiat mini secundum verbum tuum.

“Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài.” (Lc 1, 38)

Mỗi người có thập giá riêng của mình ở thế gian. Các thứ thập giá cho mỗi bậc sống

Mỗi người có thập giá riêng để vác.

Thập giá của người Kitô hữu, người lính, vị linh mục, người môn đồ, người dân cày, người cha gia đình.

Phải vác thập giá mình

Vấn đề không phải nhận lấy. Người ta có thể chiếm lấy một vật mà không mang tên mình. Người ta có thể lãnh nhận một vật mà không sử dụng tới.

Nhưng Đức Chúa chúng ta nói rõ từng chữ một.

Ai không vác thập giá mình không thể là môn đồ Thầy.

Không những lãnh nhận mà vác. Nhiều kẻ lãnh nhận, cầm lấy thập giá nhưng không vác.

Vác thập giá, đó là thực thụ chịu đựng các đau khổ từ thập giá. Có những kẻ nhận thập giá song vứt bỏ khi vừa cảm thấy hơi đau. Không nên như vậy.

Phải vác lấy nó.

Các con hãy mang lấy ách của Thầy bên mình [Tollite jugum menu super vos] (x. Mt 11, 19).

Nghĩa là phải mang lấy các nỗi phiền phức của cuộc sống người tông đồ.

Phải mang lấy các đau khổ vốn là hệ lụy của nghèo khó, của từ bỏ thọ tạo, từ bỏ bản thân; sự thù ghét, khinh bỉ của thế gian, những sự bách hại vốn là hệ lụy của một cuộc sống đối lập với thế gian. Hệ quả của một nội qui đời sống, nghiêm túc hơn; một cuộc sống bỏ mình, từ bỏ, hy sinh.

Ta hãy vác thập giá mình, nghĩa là chịu đựng tất cả các sự đó với lòng khiêm nhường, kiên trì, nhẫn nhục.

Một cách vui vẻ và yêu mến, bởi đó là Thập giá của Thiên Chúa, và nhờ bởi thập giá mà chúng ta đi về trời, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa trên trần gian và cứu các linh hồn. Nhờ vác Thập giá mà Đức Giêsu Kitô đã cứu vớt chúng ta, nhờ nó mà Ngài vào trong vinh quang.

Oportuit pati Christum et ita intrare in gloriam “Đức Kitô lại không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao?” (Lc 24, 26)

Khi ta được nâng cao trên thập giá, Ta sẽ lôi kéo tất cả lên với Ta.

Vậy hãy vác lấy thập giá, vác với niềm vui và tình yêu, đang khi suy niệm, chính nhờ Thập giá mà chúng ta tôn vinh Thiên Chúa và cứu vớt các linh hồn.

Tollite jugum meun super vos

Ta hãy kề vai xuống mà vác lấy.

Super vos. [14]

Vác thập giá mình mỗi ngày

Đức Chúa chúng ta nói thêm lần nữa: Kẻ đó hãy vác thập giá mình mỗi ngày!

Đúng là Ngài nghĩ đến tất cả chi tiết. Ngài xác định rõ ràng nhiệm vụ của ta!

Ta phải mang thập giá mình mỗi ngày, hết mọi ngày cứ phải bắt đầu lại.

Buổi tối, khi ta bỏ cây Thánh giá ra, buổi sáng lại phải đeo vào, đeo như hồi hôm và hơn cả hồi hôm.

Mỗi ngày

Không nhàm chán

cách bền bỉ

nếu có đánh rơi

thì lấy đeo lại cho tới cùng.

Ta không nên nản lòng trên đường thập giá.

Sẽ phải luôn luôn đau khổ cho tới chết, và phải chết trên thập giá, gắn mình với Thập giá như Đức Chúa chúng ta; đôi khi ngã quỵ nhưng chỗi dậy lại bằng sự cầu nguyện, và tiếp tục bước đi.

Cần phải kiên trì.

Đức Chúa chúng ta đã nói lời ấy bởi vì bản tính tự nhiên đớn hèn thường hay nổi dậy, và nhiều lần mệt mỏi, không còn muốn thập giá nữa.

Nhưng không. Một khi đã bắt đầu thì phải bền đỗ và vác thập giá hết mọi ngày.

Hết mọi ngày dạy giáo lý.

hết mọi ngày sống nghèo

hết mọi ngày chịu đựng tha nhân, thế gian, chống chọi lại bản tính tự nhiên đã mệt mỏi, với ơn Chúa ban.

Thập giá, đó là tình yêu của các thánh và của thánh Phaolô, ông đã đặc biệt yêu mến thập giá: ông lấy đó làm hãnh diện.

Mihi absit gloriari nisi in cruce Domini nostri Jesu Christi “Phần tôi, ước gì tôi đừng có vinh quang (nơi một điều gì) trừ phi là nơi Thập giá của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô.” (Ga 6, 14)

“Tôi mang nơi thân mình tôi những vết hằn của Đức Giêsu.” (Ga 6, 17) [15]

Phaolô thích thú thập giá.

Ông hỉ hoan trong thập giá. [16]

(Còn tiếp)

Lm. Antoine Chevrier

Trích “Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, P.E.L, Lyon, 1968, tr. 479-492

------------------------------------------

Chú thích:

[1] Ms. VII. 227-282

[2] Tr. 486

[3] X. Tr. 486, ghi chú 1

[4] Tr. 429

[5] Tr. 451

[6] Tr. 491

[7] Tr. 489

[8] Tr. 489

[9] Tr. 495

[10] X. tr. 495, ghi chú 1

[11] X. tr. 495, ghi chú 1

[12] Khi đọc chương này, ta sẽ thấy bài viết chắc chắn chưa được soạn thảo hoàn chỉnh.

[13] Khổ cực đối với bản tính tự nhiên. Điều này có nghĩa có những điều kiện sống không nhất thiết phù hợp với các khuynh hướng tự nhiên của ta. Chữ “bản tính tự nhiên” ở đây không hàm ý theo như cách diễn tả, chẳng có gì gợi đến ý nghĩa triết lý hay thần học cả. Ms. XII. 288 - Khi đã thành linh mục hay tu sĩ, môn đồ của Đức Giêsu Kitô, chắc không phải để chối mà để sống như trưởng giả; tìm một chỗ đứng, kiếm tiền kiếm bạc, có thời giờ thoải mái, được sung sướng hơn kẻ ở trong thế gian. Không, mà là để vác lấy thập giá, để chịu đau khổ, để làm việc, để đi theo Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô bị đánh đòn, khủng bố, nghèo khó, đội mão gai.

[14] Ms. XII. 290 - những lời khích lệ của Đức Chúa ngỏ cùng môn đồ: Hãy mang lấy ách của Thầy trên mình… và học cho biết… Môn đồ không hơn Thầy. Phúc cho các con khi…; những ai chịu bách hại vì sự công chính; Chúa Giêsu đã vác thập giá của Ngài.

Chúng ta phải vác thế nào: Với lòng lụy phục. Đây là thánh ý Thiên Chúa… bổn phận của người môn đồ. Ai không nhận lấy thập giá mình (Lc 14, 27); như một bổn phận, vì ta phải chu toàn trong thân xác mình những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô (Cr 1, 24). Chiên giữa sói. Với lòng kiên nhẫn. Khi người ta và chúng con trên má phải. Hãy chúc lành cho những ai chúc dữ chúng con, cầu nguyện cho những ai bách hại chúng con. Đừng chống lại sự ác. Chiến thắng sự ác bằng điều thiện. Đừng sợ những kẻ giết chết thân xác chúng con. Cách vui mừng. Vì nghĩ rằng, nhờ thập giá mà chúng ta nên giống Đức Giêsu Kitô, được sở hữu cõi trời và làm cho các linh hồn trở lại. Chịu đau khổ với tấm lòng hiền hậu, nhẫn nhục nhưng kèm theo vui mừng, (Cr 1, 11 bản Vugl) nghĩ tới những hoa trái từ thập giá tuôn ra. Khi ta được nâng cao trên thập giá, Ta sẽ lôi kéo mọi người lên với Ta. Tôi chết đi từng ngày để anh em được vinh quang (1 Cr 15, 31). Luôn luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu (2 Cr 4, 10).

[15] Cách dịch này có hơi ép uổng. Thánh Phaolô không nhất thiết nói đến các vết thương của Đức Kitô. Nên dịch đơn giản hơn: các dấu tích của Đức Giêsu.

[16] Bản song hành Ms. 281, trích khá nhiều thánh Phaolô: Rm 8, 36; 1 Cr 4, 9; 2 Cr 5, 1; 2 Cr 6, 4; 2 Cr 11, 22; và tiếp theo 2 Cr 12, 7; 2 Tm 4, 6. Bản Ms XII 279 khai mào một bài học hỏi về “Gương sáng Đức Giêsu Kitô”.

* Bài liên quan:

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (1)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (2)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (3)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (4)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (5)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (6)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (7)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (8)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (9)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (10)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (11)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (12)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (13)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (14)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (15)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (16)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (17)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (18)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (19)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (20)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (21)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (22)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (23)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (24)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (25)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (26)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (27)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (28)

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (29)