Tiếp tục đối thoại giữa Công giáo và các Giáo hội Chính thống

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 194 | Cập nhật lần cuối: 3/15/2023 11:36:10 AM | RSS

The Coordinating Committee of the Joint International Commission for Theological Dialogue between the Roman Catholic Church and the Orthodox Church met in Bose – Ecumenical Patriarchate Permanent Delegation to the World Council Tiểu ban điều hợp của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống đã nhóm họp từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Năm vừa qua, tại Rétimo, bên Hy Lạp, dưới quyền chủ tọa của hai vị Đồng Chủ tịch, là Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và Đức Tổng giám mục Job thuộc Giáo phận Telmessos, từ phía Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople, bên Thổ Nhĩ Kỳ.

Khóa họp lần cuối trước đây của Tiểu ban này đã diễn ra hồi tháng Mười Một năm 2019, tại Đan viện Bose, bắc Ý.

Trong những ngày họp, Tiểu ban đã hoàn tất việc duyệt lại Văn kiện tựa đề “Quyền tối thượng và đặc tính công nghị trong ngàn năm thứ hai và ngày nay”. Văn kiện sẽ được trình bày tại khóa họp toàn thể của Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống, dự kiến vào năm tới, 2023.

Văn kiện cuối cùng trước đây của Ủy ban mang tựa đề “Công nghị tính và quyền tối thượng trong ngàn năm thứ nhất: tiến tới một sự hiểu biết chung phục vụ sự hiệp nhất của Giáo hội”. Văn kiện này đã được thông qua hồi tháng Chín năm 2016, trong khóa họp của Ủy ban nhóm tại thành phố Chieti, nam Ý.

Quyền tối thượng chỉ về Đức Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo, còn công nghị tính chỉ về cách điều hành của các Giáo hội Chính thống, trong đó các quyết định điều hành Giáo hội do công nghị (Sinodo) của Giáo hội ấy cùng đề ra, trong đó vị Thượng phụ, tuy đứng đầu, nhưng cũng chỉ có một phiếu như các thành viên khác trong Công nghị.

Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công giáo và Chính thống gồm 56 thành viên, trong đó 28 vị Công giáo, gồm các giám mục và thần học gia, và 28 vị thuộc 14 Giáo hội Chính thống, mỗi Giáo hội cử một giám mục và một nhà thần học làm thành viên.

Ủy ban quốc tế này hiện gặp khó khăn vì xung đột giữa Chính thống Nga và Chính thống Constantinople từ đầu năm 2019, sau khi Đức Thượng phụ Bartolomaios, vị đứng đầu Chính thống giáo, công nhận quyền độc lập của Chính thống Ucraina, tách rời khỏi Chính thống Nga, vì thế Chính thống Nga đoạn giao với Chính thống Constantinople, và tuyên bố không tham dự bất kỳ cuộc họp nào do Chính thống Constantinople chủ tọa. Nền độc lập của Giáo hội Chính thống Ucraina cho đến nay mới chỉ được vài Giáo hội Chính thống công nhận, trong đó có Chính thống Hy Lạp. Chính thống Nga là khối lớn nhất trong số mười bốn Giáo hội Chính thống trên thế giới.

G. Trần Đức Anh, O.P.

Nguồn: rvasia.org