Câu Lạc Bộ Hán Nôm: chiết tự và triết lý từ ái ân và lương duyên

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1386 | Cập nhật lần cuối: 2/7/2023 4:54:27 AM | RSS

Bài tập tuần 27/12/2020 - 3/1/2021: chiết tự và triết lý từ ái ân (愛恩) và lương duyên (良緣) trong câu ca dao:

Đèn treo ngọn ái ()

Nước xoáy gò ân ()

Phải lương duyên (良緣) thì xích lại cho gần

Kẻo mai xa vắng, hai đứa thầm nhớ thương.

I/ CHIẾT TỰ VÀ TRIẾT LÝ CỦA TỪ ÁI ÂN

Chiết tự từ ái (tình yêu thương, ơn huệ):

Cách 1 theo lục thư là hội ý:

Hình thái: thuộc bộ tâm (lòng) + thụ (chứa đựng, được hưởng).

Suy tư: ái là ơn huệ đối với tha nhân hoặc với chính mình xuất phát từ tấm lòng (tâm ) chứa đựng một cách bao dung hoặc được hưởng (thụ ) với niềm hạnh phúc.

Cách 2 theo lục thư là hội ý:

Hình thái: thuộc bộ tâm (lòng) + trảo (ngọn, cuối) + mịch (trùm, đậy) + truy (theo sau mà đến).

Suy tư: ái là tình yêu thương đối với tha nhân hoặc với chính mình xuất phát từ tấm lòng (tâm ), có thể đến rất chậm do trước đó bị che đậy đến tận ngọn bởi sự bất bao dung.

Chiết tự từ ân (ơn huệ):

Theo lục thư là hình thanh. Hình thái: thuộc bộ tâm (lòng) biểu ý + nhân (nhờ vào). Trong đó, nhân (nhờ vào, dựa vào) theo lục thư là hội ý. Hình thái : thuộc bộ vi (vây quanh) + đại (lớn; người trưởng thành).

Cách 1 theo nghĩa đại là lớn:

Suy tư: ân có hai chiều:

+ Chiều từ ngoài vào: ơn (ân ) là điều nhờ vào (nhân ) tấm lòng (tâm) mà người khác giúp đỡ mình thoát khỏi khó khăn lớn lao (đại ) đang vây quanh (vi ).

+ Chiều từ trong ra: ơn huệ (ân ) của người khác chỉ thành hiện thực nhờ vào (nhân ) việc mình mở rộng (đại ) tấm lòng (tâm ) đón nhận hầu thoát khỏi khó khăn đang vây quanh (vi ).

Cách 2 theo nghĩa đại là người trưởng thành:

Suy tư: ân có hai chiều:

+ Chiều từ ngoài vào: ơn huệ (ân ) là điều dựa vào (nhân) tấm lòng (tâm ) mà người khác giúp đỡ người trưởng thành (đại) thoát khỏi khó khăn đang vây quanh (vi ) lấy họ.

+ Chiều từ trong ra: ơn huệ (ân ) của người khác chỉ thành hiện thực nhờ vào (nhân ) việc người trưởng thành (đại ) mở rộng tấm lòng (tâm ) đón nhận nhằm giúp họ thoát khỏi khó khăn đang vây quanh (vi ).

Triết lý của từ ái ân 愛恩 (tình yêu thương, ơn huệ): ái ân là tình yêu thương và ơn huệ qua lại mật thiết với nhau giữa vợ chồng hoặc người yêu.

Ái ân 愛恩 luôn đi với ơn huệ, bởi lẽ khi yêu thương nhau thì người ta trao tặng cho nhau một phần đến nhiều phần tự do của mình. Vì tự do và món quà quý giá nhất nên điều đó làm ái ân trở nên ơn huệ của những người yêu thương nhau.

II/ CHIẾT TỰ VÀ TRIẾT LÝ CỦA TỪ LƯƠNG DUYÊN

Chiết tự từ lương (hiền lành):

Lục thư là chỉ sự với hình thái: thuộc bộ cấn (bền) + chủ (dấu ghi nhớ).

Suy tư: Hiền lành (lương ) là dấu ấn (chủ ) bền bỉ (cấn ) của sự bao dung trong tương quan với tha nhân.

Chiết tự từ duyên (cơ hội):

Lục thư là hình thanh với hình thái : thuộc bộ mịch (sợi tơ) + thoán (phán đoán).

Suy tư: Cơ hội (duyên ) tựa như là một sợi tơ (mịch) rất mong manh nhưng rất có ích cho người phán đoán (thoán ) và đón bắt được nó.

Triết lý của từ lương duyên 良緣: lương duyên là mối ràng buộc tốt lành đã được định sẵn từ trước giữa người này với người khác, thường chỉ duyên vợ chồng. Khi dựng nên vạn vật, “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp”, đó chính là lời ban phúc. Chỉ sau khi tạo dựng nên con người, “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp”. Đó là lời Thiên Chúa ban phúc cho con người. (x. St 1)

Theo một trình thuật khác, sau khi dựng nên A đam, Thiên Chúa thấy “con người ở một mình thì không tốt” nên Người “làm cho họ một trợ tá tương xứng với họ”. “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt. (x. St 2)

Từ câu chuyện của Sáng Thế, chúng ta có thể suy gẫm cái lương duyên của vợ chồng.

III/ THỦ PHÁP CỦA BÀI CA DAO

Hai câu đầu theo lối văn biền ngẫu thuộc thể phú tứ tự theo dạng thích thực để diễn tả tâm tình: Đèn treo ngọn ái () / Nước xoáy gò ân (). Hai câu cuối tán rộng ý và kết bài.

Cách gieo vần:

Chữ cuối của câu 1 (ái) vần với chữ thứ hai của câu 2 (xoáy).

Chữ cuối của câu 2 (ân) vần với chữ cuối của câu 3 (gần).

Chữ cuối của câu 3 (gần) vần với chữ thứ 7 của câu 4 (thầm).

Phòng Học Vụ HVMV

-------------------

Bài viết liên quan

Chiết tự từ cầu nguyện (1)

Chiết tự từ chữ Niệm (2)