Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (3)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3959 | Cật nhập lần cuối: 6/10/2015 11:52:30 PM | RSS

(tiếp theo)

NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN VÀ TÍNH CÁCH TRẦN THẾ

15. Tính chất mới lạ của đời sống Kitô hữu là nền tảng và tước hiệu của sự bình đẳng giữa tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tội trong Đức Kitô, giữa tất cả những thành phần của Dân Chúa: “Phẩm giá của tât cả mọi thành phần đều giống nhau vì mọi thành phần đều cùng được tái sinh trong Đức Kitô; ơn làm nghĩa tử cũng như nhau; mọi người cùng (đêu được kêu gọi đên sự trọn lành, chỉ có một ơn cứu rỗi, một đức cậy trông, một đức ái không phân chia” (28). Nhờ phẩm giá chung do phép Rửa Tội này, người tín hữu giáo dân là người đồng trách nhiệm với tất cả các vị thừa-tác-viên đã được phong chức thánh, với các tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo Hội.

Nhưng phẩm giá chung do phép Rửa Tội nơi người tín hữu giáo dân có một hình thái làm cho họ khác biệt, nhưng không chia cách họ khỏi linh-mục và tu-sĩ nam nứ. Công Đồng Vaticanô II đã diễn tả hình thái này chủ tại trong tính cách trần thế. “tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân.” (29)

Muốn hiểu rõ một cách đầy đủ vị trí chuyên biệt của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, phải đào sâu tầm mức thần học của tính cách trần thế theo ánh sáng của chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, và mầu nhiệm của Giáo Hội.

Như Đức Phaolô VI quả quyết, Giáo Hội “mang tính chất trần thế chính tông, bẫm sinh trong bản tính thâm sâu và sứ mệnh của mình, gơc rễ nó nằm trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đôí với các thành phần của mình.” (30)

Tuy Giáo Hội sống giữa trần thế, mà không thuộc về trán thế (Ga 17.16). Giáo Hội được sai đi để tiếp nôi công trình Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô; công trình này “chính là lo cứu rỗi con người, nhưng cũng bao gồm việc canh tân những trật tự thế giới.” (31)

Dĩ nhiên mọi thành phần của Giáo Hội đều phải tham gia vào lãnh vực trần thế của Giáo Hội, nhưng bằng những cách thế khác nhau. Đặc biệt sự tham gia của người giáo dân có một hình thái thực hiện và chức vụ “riêng rẽ và đặc biệt” theo như Công Đồng phân tích. Chính những hình thái này đã được gọi là “tính cách trần thế.” (32) Trong thực tế, khi Công Đồng nói về thân thế của các tín hứu giáo dân, thì trước tiên chỉ thân thế ấy như nơi chỗ họ được Thiên Chúa gọi: “Đó là nơi họ được gọi” .(33) Đó là “nơi” được trình bày với từ ngữ có nghĩa hoạt động, các tín hứu giáo dân “sống giữa đời, nghĩa là dấn thân vào đủ mọi nghĩa vụ và công tác của trần thế, trong những điều kiện thường nhật của đời sống gia đình và xã hội đã tạo nên.” (34). Đó là những con người đang sống một đời sống thông thường giữa thế giới, đang học hành, đang làm việc, đang tạo nên những tình bạn, những tương giao xã hội, nghề nghiệp, văn hóa. Công Đồng không nhìn thân phận của họ một cách đơn giản do khuôn mẫu những điều kiện và môi trường bên ngoài, nhưng tìm gặp đầy đủ ý nghĩa của nó trong Đức Giêsu Kitô. (35) Công Đồng lại qủa quyết: “Ngôi Lời nhập thể đã muốn đích thân chia xẻ tình liên đới nhân loại. Người thánh hóa những môi liên hệ của con người, nhất là những liên hệ gia đình là ngưồn gốc phát sinh những liên hệ xã hội. Người đã tự nguyện tuân theo luật lệ quốc gia của Người . Người đã muôn sống cuộc sống thợ thuyền với người đương thời trong quê hương mình.” (36)

Như vậy, “thế giới “, đã trở nên môi trường và phương thế cho ơn gọi Kitô-hữu của người tín hữu giáo dân, vì chính trần thế được chỉ định để tôn vính Chúa Cha trong Đức Kitô. Với ý nghĩ này, Công Đồng có thể giải thích ý nghĩa nêng tư và đặc biệt ơn gọi của Thiên Chúa muốn kêu mời các tín hữu giáo dân. Họ không phải được kêu gọi để bỏ vị trí của mình giữa thế giới. V phép Rửa Tội không kéo họ ra khỏi thế giới như Thánh Phaolô Tông Đồ đã nhấn mạnh: “Hơĩ; anh chị em, mỗi người hãy ở trươc mặt Chúa, trong vị thế mình đang ở khi được kêu gọi” (1 Cr 7.24). Trái lại, phép Rửa Tội trao phó cho họ một ơn gọi liên quan mật thiết với tình trạng của họ giữa thế giới. Các tín hữu giáo dân “được gọi, để nhờ sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm, họ hành động như men dậy từ bên trong, để thánh hóa thế giới bằng việc thực thi các nhiệm vụ của mình. Như thế họ có thể đem Chúa Kitô đến cho kẻ khác bằng chứng tá của một đời sông sáng chói Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.” (37). Vì Vậy, sống và hành động giữa thế giới đôí với các tín hữu giáo dán, không chỉ là một thực tại nhân-sinh-xã-hội, mà còn là một thực tạí chuyên-biệt-thần-học giữa trần thê. Thiên Chúa muốn biểu lộ ý định của Ngài và thông ban cho họ ơn gọi đặc biệt là “tìm nước Thiên Chúa bằng cách quản lý các thực tại trần thế mà họ phải sắp xếp theo ý Thiên Chúa.” (38)

Theo ý hướng này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tuyên bố. “Tính cách trần thế của người tín hữu giáo dân không chỉ được định nghĩa theo quan niệm xã hội, mà theo ý nghĩa thần học. Tính cách trần thế phải hiểu theo ánh sáng của tác động tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, Đâng đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, dể họ giải thoát thụ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong đối sông hôn nhân hoặc độc thân, trong gia đình, trong chức nghiêp và trong các hoạt động xã hội”. (39)

Vị trí của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội được minh định rõ ràng từ gốc rễ, bắt nguồn từ những mới lạ của đời sống Kitô-hữu và đặc tính trần thế của nó. (40)

Các hình ảnh trong Phúc âm nói về muôi mặn, ánh sáng và men bột, mặc dầu có ý nói về tất cả mọi tín đồ của Đức Giêsu , nhưng áp dụng cách nêng cho người tín hữu giáo dân. Đó là những hình ảnh mang nặng ý nghĩa tuyệt vời, bởi vì không những nó diễn tả việc hội nhập sâu xa và tham gia toàn diện của các người tín hữu giáo dân trên mặt đất, vào sự sống của thế giới, của cộng đồng nhân loại, nhưng nhất là nói lên nét mới mẻ và độc đáo của một sự hội nhập và tham gia để phổ biến Tin Mừng Cứu Độ.

ĐUỢC KÊU GỌl ĐỂ NÊN THÁNH

16. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng trọn vẹn phẩm giá của người tín hữu giáo dân nếu chúng ta khảo sát ơn gọi đầu tiên và căn bản mà Chúa Cha kêu mời mỗi người trong Đức Giêsu Kitô qua trung gian của Chúa Thánh Thần: ơn gọi nên Thánh nghĩa là ơn gọi đạt đến sự trọn lành của Đức ái. Thánh nhân là người đã sống cuộc đời làm chứng nhân phẩm giá của tín hữu Đức Kitô một cách sáng lạn.

Công Đồng Vaticanô II đã nói rất rõ ràng về ơn gọi mọi người phải nên Thánh. Có thể qủa quyết đó là đường hướng chính đã được vạch ra cho con cái nam nứ của Giáo Hội do Công Đồng, một Công Đồng đã được triệu tập để canh tân đời sống Kitô hữu theo ánh sáng Phúc âm.(41) Đường hướng này không chỉ đơn giản là một lời khích lệ luân lý, nhưng đó là một đòi hỏi mầu nhiệm của Giáo Hội: Giáo Hội là một cây nho được tuyển chọn, nhờ Giáo Hội các cành nho sinh trưởng nhờ nhựa sống của chính Đức Kitô, nhựa sống vừa thánh thiện vừa có sức thánh hóa; Giáo Hội là Nhiệm Thể, các phần thân thể của Giáo Hội thông phần sự sống thánh thiện của đầu là Đức Kitô; Giáo Hội là Hiền thê khả aí của Chúa Giêsu, là Đầng đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (Ep 5. 25). Chúa Thánh Thần là Đấng đã thánh hóa nhân-tính Chúa Giêsu trong lòng Trinh Nứ Maria (Lc 1:35) thì cũng chính Chúa Thánh Thần ấy cư ngu và hoạt động trong Giáo Hội để thông ban cho Giáo Hội sự thánh thiện của Con Thiên Chúa làm người.

Ngày nay hơn bao giờ hết, mọi người Kitô-hữu phải đi lại con đường canh tân theo tinh thần Phúc âm, đại độ chấp nhận lời mời của vị Tông Đồ “phải nên thánh trong mọi tác phong của mình” (1 Pr 1:15). Thượng Hội Đồng ngoại lệ năm 1985, hai chục năm sau Công Đồng, đã nhấn mạnh kịp thời về tình trạng khẩn cấp này: “Giáo Hội trong Đức Kitô là mầu nhiệm, vì thế Giáo Hội phải được xem như là dấu chỉ, và phương thế của sự thánh thiện. Các vị Thánh nam, nữ, đã luôn luôn là nguồn gốc canh tân trong Giáo Hội và những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử Giáo Hội. Ngày hôm nay chúng ta cần có những vị Thánh lớn, chúng ta hãy khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những vị Thánh như vậy.” (42)

Mọi người trong Giáo Hội, vì là phần thân thể Giáo Hội, nên nhận được và chia sẻ ơn gọi nên thánh chung của mọi người. Ngườl tín hữu giáo dán được mời gọi nên thánh, và họ có quyền được gọi giống như mọi thành phần khác của Giáo Hội: “Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, không phân biêt bậc sống, địa vị, đều được kêu gọi tiên đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của Đức ái” .(43) “Tất cả những tín hữu của Đức Kitô đều được mời gọi và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo địa vị của mình .(44)

Ơn gọi nên thánh bắt ngùôn từ phép Rửa Tội và được các bí tích khác thêm sinh lực, nhất là phép Thánh Thể. Được mặc lấy Chúa Kitô và được hướng dẫn bởl Thánh Linh Ngài, các Kitô hữu là những “thánh nhân” và vì thế, có năng cách để dấn thân hầu biểu lộ sự thánh thiện của hành động mình. Thánh Phaolô Tông ĐỒ luốn luôn khuyến khích các Kỉtô hữu sống “như những vị thanh” (Ep 5. 3).

Sống theo Thảnh Linh đem lại kết qủa là sự thánh thiện (Rm 6.22, Gal. 5.22). Sự sống này khởi dậy trong tầm hồn mọi ngườl và mỗi ngươi đã chịu phép Rửa Tội, ước muốn và đòi hỏỉ phải theo và bắt chước Đức Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các Mốt Phúc Thật của Ngài, bằng việc lắng nghe và suy niệm Lờì Chúa, bằng cách tham gia mốt cách ý thức và linh động vào đời sống phụng vụ và bí tích của Gỉáo Hộỉ, bằng việc cầu nguyện cá nhần, trong gia đình hay trong cộng đồng, bằng tâm hồn đói khát sự công chính, bằng việc thực hành giới răn yêu thương trong mọi hoàn cảnh của đời sống, và bằng việc phục vụ anh em, đặc bíệt nhưng người khó hèn, nghèo túng và đau khồ.

Thánh hóa bản thân giứa thế giới

17. ơn gọi nên thánh của người tín hữu giáo dán đòi hỏi sống theo tác động của Thánh Linh một cách đặc biệt trong việc hội nhập của họ vao thực tại trần thế, và trong việc tham gia vào các hoat động trần gian. Chính vị Tông Đồ Cả đã khuyên khích chúng ta như vậy: “Những gì chúng ta nóí, những gì chúng ta làm đêu phải thực hiện với danh nghĩa Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài để cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3:17). Áp dụng lời của Thánh Tông Đồ cho tín hữu gíáo dân, Công Đồng qủa quyết một cách cứng rắn: “Họ không được để cho việc gia đình việc trần thế lấn át đời sống thiêng liêng của mình”.(45)

Sau Công Đồng, các Nghí Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố. “Sự thống nhất đời sống của người tín hữu giáo dân rất quan trọng: vì họ phải tự thánh hóa trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Để đáp lại ơn gọi của mình, người tín hữu giáo dân phải xem đời sông thường nhật như một cơ hội kêt hiệp với Chúa và thực hiện ý muôn của Ngài, như một cơ hội phục vụ tha nhân bằng cách đưa họ tới hiệp thông với Thiên Chúa trong Đức Kitô” (46)

Ơn gọi nên thánh phải được người tín hữu giáo dân nhận thức và sống, không phải như một bổn phận đòi hỏi và không thể lẫn tránh, nhưng một dấu chỉ chói sáng của tình yêu vô biên của Chúa Cha là Đấng đã tái sinh họ trong đời sống thánh thiện. Một ơn gọi như thế, trong những điều kiện ấy, phải được định nghĩa như yêú tố căn bản và không thể phân lìa của đởi sống mới do phép Rửa Tội, và vì thế, như một yếu tố cấu tạo nên phẩm giá của họ. Đồng thời, ơn gọi nên thánh lại được líên kết mật thiết với sứ mệnh và trách nhiệm được trao phó cho người tín giáo dân trong Giáo Hội và giữa thế giới. Bởi vì, sự thánh thiện đang sống trong tín hữu phát xuất từ việc tham gia vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, tự nó cũng biểu tượng sự đóng góp tiên khởi và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội như là “việc các thánh thông công”. Trước cặp mắt Đức Tin đang mở ra một cảnh tượng lạ lùng: đó là bao nhiêu tín hữu giáo dân, nam và nữ trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, không ai hay biết tới họ, đôi khi cũng không ai hiểu được họ, các kẻ quyền hành trần thế không đếm xỉa tới họ nhưng Chúa Cha nhìn họ đầy vẻ trìu mến, họ là nhưng người thợ đang mài miệt làm việc t.rong vườn nho của Chúa, là những kẻ thấp hèn nhưng cao sang vì nhờ sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa, họ đang mở rộng Nước Thiên Chúa trong dòng lịch sử.

Phải nhìn nhận sự thánh thiện cũng là nền tảng căn bản và là điều kìện tuyệt đôí không thay thế được để hoàn thành sứ mệnh của Giáo Hội. Chính sự thánh thiện của Giáo Hội là nguồn gốc sâu nhiệm và là mực thước không sai lầm của hoạt động tông đồ, và nghị lực truyền giáo của Giáo hội. Giáo hội Hìên thê của Đức Kitô càng được Ngàì yêu mến và đáp lạỉ Tình yêu Ngài bao nhiêu, thì Giáo Hội càng trở nên người Mẹ phong phú trong Thánh Linh bấy nhiêu.

Một lần nữa, chúng ta hãy lấy lại hình ảnh của Thánh Kính: sự sinh trưởng của cành nho tùy thuộc vào việc kết hơp với cây nho: “Cũng như cành nho không tụ nó sinh hoa kêt qủa nếu nó khồng ở trong cây nho, cũng thế chúng con sẽ không đem lại hoa trái nêú chúng con không ở trong Thầy, Thầy là Cây Nho, chúng con là cành. Aí ở trong Thầy và Thầy ở trong ngươì ấy, họ sẽ mang lại nhiều hoa trái, bởi vì, ngoài Thầy, chúng con không làm gì được” (Ga 15. 4-5).

Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu nam, nữ trong thởi gian Thượng Hội Đồng. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu gìáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới cho việc nên thánh, những chứng nhân mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiện trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết: “Các Gián Hội địa phương nhất là các Gíáo Hộỉ trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ gìữa những cánh đông như thê (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sống vợ chồng) đã sông chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong Chân Phườc hoặc Hiển Thánh”. (47)

Suy nghĩ đên đây, để định vai trò người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, Ta nhớ lại lời kêu mời của Thánh Lêô Cả: “Hỡi người tín hữu hãy nhận chân phẩm giá của mình” (48). Đó cũng là điều mà Thánh Maxime, Giám Mục thành Turin nói với những người đã chịu phép Rửa Tội: “Anh em hãy nhìn nhận vình dự anh em đã được trong mầu nhiệm này”. (49) Tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tội đêu được mời gọi lắng nghe một lần nữa những lời của Thánh Augustinô: “Chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn: Không những chúng ta đã được trở nên những Kitô-hữu, mà là trở nên Chúa Kitô… Chúng ta hãy vui sướng hân hoan, chúng ta đã trở nên Chúa Kitô!” (50)

Phẩm giá người Kitô hữu, nguồn phát sinh sự bình đẳng của mọi thành phần Giáo Hội, bảo đảm và cổ võ tinh thần hiệp thông và huynh đệ, và đồng thời trở nên nguồn sức mạnh âm thầm của nghị lực tông đồ truyền giáo của người tín hữu giáo dân. Tuy nhiên là một phẩm giá đòi hỏi nhiều tước vị khác nhau của những người thợ được Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài, Công Đồng nói: “Bởi vậy, nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tđi tât cả mọi người, ở mọi nơi và mọi thời đại “. (51)

(còn tiếp)

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Tông huấn Christifideles Laici (2)

Chú thích:

29) Lumen Gentium, số 31

30) Phaolô VI . Bài giảng trước các Bề trên và Hội viên của các Tu hội đời (02-02-1972). AAS. 64 (1972) 208.

31) Sắc lệnh Apostolicam Actuasitatem, 5.

32) Lumen Gentium, số 31.

33) Ibid. 31

34) Ibid. 31

35) Xem tld 48.

36) Gaudium et Spes, số 32.

37) Lumen Gentium, số 31.

38) Ibid.

39) Propositio, 4.

40) “Là thành phần của Dân Chúa và Thân thể Mâu nhiệm, qua Bí tích Thánh tẩy tham dự vào ba chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa Kitô, gìáo dân diễn tả và thể hiện những kho tàng của phẩm giá đó khi sống giữa trần thế. Đôí với những ai có chức thừa tác vụ được phong chức thánh, đó là một phận vu bổ sung hoặc đặc biệt khác thường, thì đôí với người giáo dân lại là một sứ mệnh đặc loại của họ, Ơn gọi riêng cửa họ là “tìm Nước Chúa trong việc quản iý thế sự theo ý Chúa” (Lumen Gentium, số 31), (Gioan-Phaolo II Kinh Truyền tin (15-3-1987), Insegnamenti. X,1 (1957), 566).”

41) Lumen Gentium, số 39-42. - “Ơn gọi nên thánh của mọi người trong Giáo hội”.

42) Buổi họp lần II Thượng Hội Đồng Giám mục (1985) Relatio finalis II. A,4.

43) Lumen Gentium, số 40.

44) Ibid. 42 - Những xác quyết của Công đồng, nói lên một cách long trọng và rõ rệt, nhắc lại một chân lý nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Chẳng hạn, Đức Piô XI trong Thông điệp Casti Connubii nói với vợ chồng Kitô giáo như sau: “Bất cứ ở hoàn cảnh nào, ở bậc sống nào tùy ý mình chọn, mọi người có thể và phải bắt chước mẫu mực hoàn hảo về sự thánh thiện mà Chúa muốn con người thực hiện, mẫu mực đó là Chúa Giêsu Kitô; và với ơn Chúa giúp họ có thể và phải đạt đến mức sống trọn lành của Kitô giáo, như các Thánh đã làm gương cho chúng ta” AAS - 22 (1980), 548.

45) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4.

46) Propositio, 5.

47) Propositio, 8.

48) Thánh Lêo Cả - Bài giảng XXI

49) Thánh Maximô - Luận giải III về Bí tích Rửa tội.

50) Thánh Augustinô - Luận giải về Phúc âm Thánh Gioan - 21,8.

51) Lumen Gentium, số 33.