Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (6)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3372 | Cật nhập lần cuối: 6/25/2015 9:20:26 AM | RSS

(tiếp theo)

Tiêu chuẩn để nhìn nhận tính cách Giáo Hội đối với các Hiệp Hội giáo dân

30. Cần phải có các tiêu chuẩn rõ ràng và chính xác để phân biệt và nhìn nhận các hội đoàn giáo dân, có thể gọi là “tiêu chuẩn có tính cách Giáo hội”. Đó không phải là để hạn chế quyền tự do hiệp hội mà chính là để cho các đoàn thể ấy thực hiện được sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội. Những tiêu chuẩn nền tảng để phân biệt các Hội đoàn giáo dân trong Giáo Hội là những tiêu chuẩn sau đây:

* Ơn gọi nên Thánh của người Kitô hữu, đó là mục đích tiên quyết. Điều này phải được biểu lô trong ơn Chúa Thánh Thần phát sinh nơi người tín hữu (109) để họ lớn lên cho đên tuổi trưởng thành sung mãn của đời sống đạo và đến mức trọn lành của đức ái.(110)

Vì thế tất cả các hội đoàn công giáo được kêu gọi để ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội. Một phương tiện giúp đỡ và khích lệ “sự hiệp nhất thâm sâu giữa cuộc sống thường nhật với Đức Tin của các hội viên.”

* Sự dấn thân tuyên xưng đức tin công giáo trong việc nhận lãnh và rao truyền chân lý về Chúa Kitô, về Giáo Hội, và về con người, đúng theo giáo huấn của Giáo Hội là Thầy dạy chân chính. Tất cả các hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải trở nên “một nơi rao truyền và thông đạt Đức Tin và giáo dục sống Đức Tin này trọn vẹn.” (111)

* Phải chứng minh một đời sống hiệp nhất kiên cường vưng chắc, trong tình nghĩa phụ tử đối với Đức Giáo Hoàng, trung tâm muôn thuở và hữu hình của sự hiệp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ (112) đối với Giám Mục “Nguyên lý hiển hiện và nền móng của sự hơp nhất” (113) của Giáo Hội địa phương và “tất cả các hình thức tông đồ khác của Giáo Hội” (114)

Sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và với Giám Mục phải tỏ ra bằng cách sẵn sàng, ngay thẳng nhận lãnh các giáo dân tín lý và chỉ giáo mục vụ của các Ngài. Hiệp thông với Giáo Hội còn đòi hỏi phải chấp nhận hình thức đa diện hợp pháp của các tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và đồng thời sẵn sàng hơp tác chung với nhau.

* Thỏa thuận và cộng tác để thực hiện sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội, là “rao truyền Phúc âm và Thánh hoá nhân loại, và đào tạo cho con người một lương tâm Công Giáo đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc âm thấm nhuần mọi cộng đồng cũng như mọi lãnh vực của đời sống”. (115)

Theo viễn tượng này, tất cả mọi hình thức hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải có một tinh thần truyền giáo hăng say để trở thành dụng cụ ngày càng sinh động cho việc truyền bá Phúc âm.

* Dấn thân hiện diện trong xã hội loài người để phục vụ nhân phẩm toàn diện con người, đúng theo học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Như thế, các hội đoàn giáo dần phải trở nên những trào lưu mạnh mẽ thu hút nhỉều người và lỉên đới để tạo nên những điều kìẹn công bình và huynh đệ hơn cho đời sống xã hội.

Những tiêu chuẩn nền tảng vưa trình bày trên đã được chứng mình rõ ràng trong nhứng kết qủa cụ thể tốt đẹp trong đời sống và hoạt động của các hình thức hiệp hội, chẳng hạn việc ưa thích cầu nguyện, suy ngắm, đời sống phụng vu và bí tích; việc tổ chức để giúp đỡ thanh thíêu niên ý thức ơn gọi hôn nhân, ơn goỉ linh mục, ơn gọỉ đơi sống tận híên, sẵn sàng tham gia vào các chương trình và hoạt động của Giáo Hộỉ trên bình dỉện quốc gia và quổc tế; dần thân vao viêc day giáo lý và trao đổi khả năng sư phạm để đào tạo ngươỉ Kitô hữu; tìm cách thực hiện sự có mặt của ngườỉ Kitô hữu trong các lãnh vưc xã hội; thanh lập và làm linh động các cống tác từ thiện, văn hóa và thiêng liêng tạo tinh thần vô vị lợi và nghèo khó Phúc âm để thực hiện lòng bác ái đại độ với mọi người, giúp kẻ đa chíu phép Rửa Tội nhưng lại “bê tha” trở lại đơi sống Kitô hưu.

Phận sự của vị Chủ Chăn để thực hiện vỉệc hiệp thông

31. Trong trường hợp các hiệp hội gặp phải khó khăn và có nhiều hình thức mới xuất hiện, các vi Chủ Chăn trong Giáo Hôi phải dung quyền bính của mình, vì lợi ích của Giáo Hội, và cũng vì lợi ích của chính các hội đoàn giáo dân, các Ngài phải phán đoán, phân bỉệt để hướng dần nhất là khích lệ cho các hiệp hội ấy trưởng thành trong sự hiệp thông và trong sứ mệnh của Giáo Hộỉ.

Điều thuận lợi nên làm là các hội đoàn và các phong trào mới khi đã phổ biến rộng rãi trong nước và ngpài nước phải được Giáo quyền có thầm quyền chính thức công nhận. Chính Công Đồng đã qủa quyết về điểm này như sau: “Có nhiều hình thức liên hệ giữa việc tông đồ giáo dân với hàng Giáo phẩm, tuỳ theo hình thức và mục đích của mỗi hoạt động… Một số tổ chức tông đồ giáo dân, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã được Giáo quyền công khai chấp nhận. Ngoài ra vì lợi ích chung của Giáo Hội, Giáo quyền có thể lựa chọn và cổ võ cách đặt biệt một vài tổ chức trong số những tổ chức hay hiệp hội tông đồ sẵn có, trực tiếp nhằm mục đích thiêng hêng, và Giáo quyền cũng nhận trách nhiệm đặc biệt đối với những tổ chức ấy” (116)

Trong những hình thức tông đồ giáo dân có mối liên hệ đặc biệt với Hàng Giáo phẩm, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã kê rõ các phong trào hay hội đoàn Công Giáo Tiến Hành, trong đó “người giáo dân tự nguyện tổ chức có cơ cấu và cố định theo ơn soi sáng của Chtía Thánh Thần, trong sự hiệp thông với các Giám Mục và linh mục để có thể hoạt động một cách hăng say và trung thành theo đường hướng ơn gọi của riêng mình, để mở rộng Cộng Đồng Kitô hữu, và để thực hiện các chương trình mục vụ, cũng như để tất cả các môi trường sống của con người được thấm nhuần tinh thần Phúc âm.” (117)

Hội Đồng Giáo Hoàng phụ trách giáo dân có bổn phận phải soạn thảo một danh sách các hiệp hội được Tòa Thánh chính thức chầp nhận và phôí hợp với Văn Phòng Hiệp Nhất Kitô hữu, để định rõ điều kiện chấp nhận hay không thể chấp nhận cho một hiệp-hội-liên-tôn gồm những người Công Giáo và một thiểu số không Công Giáo. (118)

Tất cả chúng ta, Chủ Chăn cũng như tín hữu phải tìm mọi cách để duy trì giữa các đoàn thể giáo dân mối giây huynh đệ để mọi người mến chuộng, yêu thương và hơp tác với nhau. Chỉ có cách này thì kho tàng ơn Chúa ban cho chúng ta là các ân huệ, các đoàn sủng, mởi có thể đóng góp một cách dồi dào và trật tự vào việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta: “Để xây dựng chắc chắn ngôi nhà chung, chúng ta phải khưởc từ óc chia rẽ bè phái; ngược lại chúng ta phải tôn trọng và sẵn sàng cộng tác với nhau bằng môt tâm hồn nhẫn nại, sáng suốt và sẵn sàng hy sinh”. (119)

Một lần nứa chúng ta hãy đọc lại lời của Chúa Giêsu: “Tá là Cây Nho chúng con là cành” (Ga 15.5), để cảm tạ Chúa ban cho chúng ta ơn hiệp thông trong Giáo Hội; đó là tia sáng chiếu vào thời gỉan, tia sáng của sự thông hiệp tình yêu đời đời không thể diễn tả được của Thiên Chúa Ba Ngôi. Y thức được ơn Chúa thì phải ý thức trách nhiệm: Bởi vì đó là một ơn, như nén bạc trong Phúc âm, nó đòi hỏi phải biến thành sự sống thông hiệp ngày mỗi lớn lên.

Nhận lãnh trách nhiệm về ơn thông hiệp, trước tiên có nghĩa là phấn đấu để thắng chia rẽ và đôí lập; chính hai cám dỗ này đe dọa sự sống và sự dấn thân làm tông đồ của các người Kitô hữu. Thánh Phaolô đã đau đớn kêu lên: “Ta nghe mỗi người trong anh em nói: Tôi thuộc về Phaolô, và tôi thuộc về Apolló, còn tôi thuộc về Cepha và tôi thuộc về Chúa Kitô; thế thì Chúa Kitô bị chia năm xẻ bảy sao?” (Cr 1:12-13). Lời này vẫn còn vang vọng như một trách móc trước cảnh “nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé.” Ngược lại chúng ta hãy lắng nghe dư âm của lời mời gọi cũng của Thánh Phaolô sau đây: “Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin toàn thể anh em hãy nhất tâm đừng chia rẽ, nhưng hãy hợp nhất và đoàn kết với nhau trong tinh thần, và trong tư tưởng” (1 Cr 1:10)

Như thế sự sống thông hiệp của Giáo Hội trở nên một dấu chỉ cho thế giới và là một hấp lực thu hút mọi người tới niềm tin vào Chúa Kitô: “Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con Ở trong Cha, xin cho họ trở thành một trong chúng ta để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17.21).

Như thế sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo.

Chương III. THẦY ĐÃ SAI CHÚNG CON RA ĐI VÀ MANG LẠI KẾT QUẢ

Tinh thần đồng trách nhiệm của Tín hữu giáo dân trong Giáo hội Truyền giáo

Sự Thông Hiệp Truyền Giáo

32. Chúng ta hãy lấy lại hình ảnh Thánh Kinh của cây nho và cành nho. Nó giúp chúng ta nhận xét về sự phong phú và sức sống một cách dễ dàng tự nhiên. Các cành cây dính liền với thân cây và sống do nhựa sống của thân cây, dĩ nhiên phải sinh hoa kết quả: “Ta là cây nho, chúng con là cành. Cành nào ở trong Ta và Ta Ở trong nó, nó sẽ trổ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15, 5). Trổ sinh hoa trái là một đòi hỏi căn bản của đời sống Kitô hữu trong Giáo Hội. Ai không trổ sinh hoa trái thì không Ở trong sự hiệp thông: “Bất cứ cành nào ở trong Ta mà không trổ sinh hoa trái, (Cha Ta) sế chặt nó đi” (Ga 15, 2).

Thông hiệp với Chúa Giêsu, nguồn hiệp thông giữa các Kitô-hũu với nhau, là một điều kiện không thể không có để trổ sinh hoa trái: "Ngoài Ta, chúng con không thể làm được gì" (Ga 15.5). Và sự hiệp thông với tha nhân là hoa trái đẹp nhất của cành nho. Đó là ơn của Đức Kitô và của Thánh Thần Ngài.

Sự thông hiệp phát sinh hơp nhất và bản chất nó là hiệp thông truyền giáo. Vì Chúa Giẽsu đã nói với môn đệ Ngài rằng: “Không phải các con chọn Thầy, chính Thầy đã tuyển chọn các con và sai các con đi mang lại kết quả và để kết quả ấy tồn tại” (Ga 15, 16).

Sự hiệp thông và việc truyền giáo gắn liền với nhau, xâm nhập và quấn quít nhau và đã trở nên như nguồn mạch, và là hoa trái của việc truyền giáo. Hiệp thông là truyền giáo, và truyền giáo có mục đích thể hiện sự hiệp thông. Chính một Chúa Thánh Thần kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội và sai Giáo Hội đi rao giảng Phúc âm “khắp trên mặt đất” (Cv 1:8). Còn Giáo Hội, Giáo Hội biết sự hiệp thông là ơn Chúa, nó có sứ mệnh đôí với mọi người. Như thế Giáo Hội cam thấy mắc nợ đã nhận lãnh từ Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban tràn đức ái của Chúa Cha trong lòng các kẻ tin tưởng, là sức mạnh nôí kết bên trong và cũng là sức mạnh bành trướng bên ngoài. Sứ mệnh của Giáo Hội nằm ngay trong bản tính của mình như Chúa Kitô đã muốn: đó là sứ mệnh phải trở nên “dấu chỉ và phương thế… làm cho toàn thể nhân loại được hợp nhất.” (120) Sứ mệnh này có mục đích làm cho mọi người biết và sống sự hiệp thông “mới” ; sự hiệp thông đí vào lịch sử thế giới nhờ con Thiên Chúa làm người. Chính theo nghĩa này, Thánh Gioan Thánh Sử đã minh định một cách quyết liệt cứu cánh “hạnh phúc” mà sứ mệnh Giáo Hội phải đạt tới: “Điều mà chúng tôi đã chiêm ngường, đã nghe thấy, chúng tôi đã loan truyền cho anh em, để anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Và chúng tôi, chúng tôi được hiệp thông với Chúa Cha và với Con Ngài là Đức Giêsu Kitô” (1 Ga 1, 3).

Cũng trong sứ mệnh của Giáo Hội, Chúa đã giao phó cho người tín hữu giáo dân, trong sự thông hiệp tất cả các thành phần của Dân Chúa, một phần trách nhiệm rất lớn. Các Nghị Phụ Công Đồng Vaticanô II đã ý thức rõ ràng về việc này: “Các chủ chăn biết rõ giáo dân giúp ích rất nhiều cho toàn thể Giáo Hội. Các Ngài biết rằng Chúa Kitô không đặt các Ngài lên để một mình lãnh lấy tất cả sứ mệnh cứu độ của Giáo Hội đôí với thế giới, nhưng nhiệm vụ cao cả của các Ngài là hướng dẫn tín hữu và nhận biết các phận sự và ơn sủng riêng của họ, để mọi người cùng góp phần vào công cuộc chung, tùy theo cách thức của họ trong sự hơp nhất “. (121) Tiêp theo trong Thượng Hội Đồng Giám Mục, sự xác tín của các Ngài về vấn đề này được nhắc lại một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa.

RAO TRUYỀN PHÚC ÂM

33. Các tín hữu giáo dân, vì thuộc thành phần của Giáo Hội nên được mời gọi và nhận lãnh sứ mệnh rao truyền Phúc âm: Họ đã được chuẩn bị để dấn thân chu toàn hoạt động này bằng các Bí Tích của đời sống Kitô hữu và ơn Chúa Thánh Thần.

Một văn bản rõ ràng và súc tích của Công Đồng Vaticanô II nói: “Giáo dân góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, nhờ được tham dự vào chức vụ của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và là vua… Được nuôi dưỡng nhờ tham dự vào đời sống phụng vụ của cộng đoàn, chính họ nhiệt thành góp phần vào những hoạt động tông đồ của chính cộng đoàn đó; họ đem những người có lẽ đang xa lạc trở về với Giáo Hội. Họ cộng tác đắc lực vào việc rao truyền Lời Chúa, nhất là bằng việc dạy giáo lý. Họ đem khả năng của mình làm cho việc coi sóc các hnh hồn, và cả việc quản trị tài sản của Gìáo Hội sinh hiệu qủa hơn”.(122)

Tất cả sứ mệnh của Giáo Hội quy tụ và biểu dương trong việc rao truyền Phúc âm. Con đường lịch sứ của Giáo Hội được ơn Chúa che chở và đi theo mệnh lệnh của Đức Giêsu Kitô: “Chúng con hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin Mừng cho mọi người”. (Mk.16. 15) “Và Thầy sẽ ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thê” (Mt 28.20). Đức Phaolô VI lại viết: “Rao truyền Phúc âm, đó là ân sủng và là lời mời gọi riêng của Giáo Hội, là bản tính sâu xa của Giáo Hội.” (123)

Nhờ rao giảng Phúc âm, Giáo Hội được xây dựng và trở thành cộng đồng Đức Tin, nói rõ hơn là trở thành cộng đồng của một Đức tin bằng Lời Chúa, một Đức Tin cử hành trong các Bí Tích và sống trong Đức ái là linh hồn của đời sống luân lý Kitô hữu. Vì “tin mừng” thức tỉnh con người trong cuộc sống, sự ăn năn trở lại và kết hơp với Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế và Chúa tể; chuẩn bị cho con người nhận lãnh phép Rửa Tội, phép Thánh Thể và trở nên vững chắc khi quyết tâm thể hiện một đời sống mới theo ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

Mệnh lệnh của Chúa “Chúng con hãy đi và rao giảng Phúc âm”, chắc chắn vẫn luôn giữ giá trị linh động và cần phải được thi hành. Tình thế hiện tại của thế giới cũng như của nhiều địa hạt trong Giáo Hội, càng đòi hỏi lời Đức Kitô phải được tuần theo một cách sẵn sàng, mau chóng, và đại độ Mỗi người được gọi nêng và không ai được quyền từ chối trả lời : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc âm” (1 Cr 9:16).

Đã đến giờ phải đổi mới việc rao giảng Phúc âm

34. Có những nước, những quốc gia xưa kia hoàn toàn Công giáo và đời sống Kitô hữu rất nhiệt thành, từng nẩy sinh những cộng đồng Đức Tin sống động và linh hoạt; nhưng ngày nay lại bị thử thách trầm trọng và có khi lại bị biến đổi tận gốc rễ vì các học thuyết vô thần, tình trạng tục hóa và vô đạo. Nhất là những nước, những quốc gia được gọi là Nhất Thế Giới, nơi đó con người chỉ biết hưởng thụ và chạy đua tiêu thụ, mặc dầu bên cạnh họ còn có những tình trạng nghèo đói và khốn cùng ghê gớm; họ sống một đời sống “như thể không có Thiên Chúa”. Trước tình trạng thờ ơ đôi với tôn giáo và coi rẻ Thiên Chúa một cách trầm trọng của cuộc sống, còn đáng lo ngại và nguy hại hơn cả học thuyết vô thần. Đức Tin Công Giáo mặc dầu còn được giứ lại trong những nghi lễ cổ truyền, cũng đang từ từ bị loại bỏ khỏi những giờ phút rất nghiêm trọng của đời sống như lúc sinh sản, khi gặp đau khổ, và giờ phút lìa đời. Do đó, có những vấn đề và những bí ẩn ghê gớm chưa giải đáp được và con người ngày nay cảm thấy thất vọng ê chề, hoặc có khi bị cám dỗ tiêu diệt sự sống đã tạo nên.

Ngược lại, tại nhiều nước, nhiều quốc gia tuy còn bảo tồn được truyền thống đạo đức sống động và tâm tình Công giáo, nhưng gia sản luân lý thiêng liêng ấy cũng đang bị nguy cơ biên dần vì nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là ảnh hưởng phong trào tục hóa và các giáo phái đang lan tràn khắp nơi. Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật.

Chắc chắn rằng việc tái lập cho xã hội loài người một cơ cấu căn bản Công Giáo là việc làm cấp bách. Nhưng đìêu kiện tiên quyết, là phải tái lập cơ cấu căn bản của cộng đồng Giáo Hội đang sống trong các nước, các quốc gia ấy.

Ngày nay, người tín hữu giáo dân nhờ tham gia vào chức vụ rao giảng của Chúa Kitô, nên được dấn thân đầy đủ vào công việc này của Giáo Hội. Đặc biệt họ phải chứng tỏ cho mọi người biết là chỉ có Đức Tin mới có câu trả lời đáng giá cho các ván đề, cho niềm hy vọng do cuộc sống tạo nên cho mọi người và cho xã hội, một câu trả lời mà mọi người nhiều hay ít đang thoáng thấy xa xa và chờ đợi. Điều này có thể thực hiện được nếu người tín hữu giáo dân thắng vượt tình trạng chia rẽ giữa Phúc âm với đời sống, nghĩa là biết tạo nên trong các hoạt động thường ngày, trong gia đình, nơi sở làm, trong xã hội, sự hiệp nhất theo tinh thần Phúc âm và nhờ sức mạnh của Phúc âm để thực hiện.

Một lần nữa Ta lập lại với tất cả mọi người đang sống thời đại hôm nay, tiếng kêu cầu tha thiết khi Ta khai mạc đời phục vụ các linh hồn của Ta: “Các con đừng sợ, các con hãy mở, hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô! Ngài là Đáng cứu độ quyền năng, các con hãy mở rộng cho Ngài biên giới quốc gia, các hệ thống kinh tế chính trị, các lãnh vực mênh mông của văn hóa, của văn minh, của phát triển. Các con đừng sợi Đức Kitô biết rõ “tất cả những gì đang ầp ủ trong lòng người”. Chỉ có Ngài mới biết được mà thôi. Hôm nay, nhiều lần con người không biết được những gì họ đang mang trong mình, họ đang ấp ủ tận đáy lòng, trong thâm cung của linh hồn mình. Vì thế nên họ không rõ được ý nghĩa cuộc sống trần gian. Họ bị ám ảnh nghi ngờ rồi đâm ra thất vọng. Ta yêu cầu các con, Ta van nài các con với tất cả lòng khiêm nhượng và cậy trông, các con hãy cho phép Đức Kitô nói với các con. Chỉ có Ngài mới có lời ban sự sống. Phải, chỉ có Ngài mới có lời hằng sống.” (124)

Mở rộng cửa cho Chúa Kitô, đón rước Ngài vào cuộc sống riêng tư của mình, làm như vậy con người không bị một điều gì đe dọa. Trái lại, đây là con đường độc lộ phải đi qua nếu chúng ta muốn nhìn nhận tất cả sự thực về con người và tôn vinh các giá trị của nó.

Người tín hữu giáo dân biết đem Phúc âm vào đời sống nghĩa vụ hằng ngày đó là chứng tá đẹp nhất và hữu hiệu nhất, để cho mọi người thấy rằng không phải sợ hãi, mà là tìm kiếm Đức Kitô, để bám chặt lấy Ngài, là yếu tố quyết định cho con người được sống và trưởng thành, và để tạo nên những mẫu sống phù hợp với phẩm giá con người.

Con người được Thiên Chúa yêu thương! Đó là điều rất đơn giản và cũng là rất táo bạo mà Giáo Hội phải loan truyền cho mọi người. Lời nói và đời sống của mỗi người Kitô hữu phải là dư âm của sứ điệp này: Thiên Chúa yêu thương con. Đức Kitô đã đến vì con, vì con mà Đức Kitô trở nên “Đường, Sự Thật và Sự Sống” (Ga 14,6).

Việc rao giảng Phúc âm không phải chỉ cho từng người, mà cho toàn thể các dân tộc tùy theo tình trạng, cảnh vực và văn hóa riêng của họ. Mục đích là cố ý tạo nên sự thông hiệp Giáo Hội trưởng thành, nghĩa là sống Đức Tin, là theo sát con người của Chúa Kitô và Phúc âm của Ngài, là gặp gỡ và hiệp thông với Ngài nhờ các Bí Tích, là sống Bác ái và phục vụ. Đó là ý nghĩa nguyên thủy của Đức Tin.

Vai trò của tín hữu giáo dân là tạo nên những cộng đồng Giáo Hội, không phải chỉ bằng cách tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm vào đời sống cộng đồng, một việc chúng ta không thể thay thế được, mà còn bằng cách hăng say làm việc tông đồ cho nhứng người chưa có Đức Tin hoặc không sống theo Đức Tin đã nhán lãnh trong phép Rửa Tội.

Đối với các thế hệ trẻ, người tín hữu giáo dân còn phải đóng góp, một sự đóng góp quý giá cần thiết hơn bao giờ hết, là cố gắng dạy giáo lý cho họ. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tỏ lòng biết ơn công việc của các người dạy giáo lý, nhìn nhận “vai trò của họ rất có giá trị trong việc làm cho các cộng đồng Giáo Hội thêm sức sống” (125) Các bậc phụ huynh Công Giáo nhờ phép Hôn Phối đã trở nên những người dạy giáo lý trước hết cho con cái không ai thay thế được. Nhưng tất cả chúng ta đồng thời cũng phải xác tín là mọi người đã chịu phép Rửa Tội đều có “quyền lợi” phải được dạy dỗ, được giáo dục, và được theo dõi trong Đức Tin và trong đời sống Công Giáo.

Chúng con hãy đi khắp thế giới

35. Trong khi nhận xét và kinh nghiệm tình trạng khẩn cấp thúc đẩy phải rao giảng Phúc âm theo một đường lôí mới, Giáo Hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là đem Phúc âm đên cho từng triệu triệu ngườí cả nam lẫn nữ chưa nhận biết Chúa Kitô, Đâng Cứu Rỗi con người. Đó là công việc đặc biệt truyền giáo mà Đức Kitô đã trao phó và còn trao phó mỗi ngày cho Giáo Hội.

Công việc của các tín hữu giáo dân, mặc dầu luôn luôn đã đóng góp trong phạm vi này, nhưng ở giai đoạn này lại cần thiết và quý giá hơn. Thực ra, mệnh lệnh của Chúa “Chúng con hãy đi khắp thế giới” - vẫn có những giáo dân đại độ hưởng ứng; họ sẵn sàng từ bỏ nơi sinh sống của mình, bỏ công việc, bỏ làng xóm quê hương để lao mình vào các xứ truyền giáo, ít nữa trong một thời gian hạn định - cũng có những cặp vợ chồng Công Giáo theo gương ông bà Aquila và Priscilla xưa (Cv 18, Rm 16.3) đã nêu gương chứng nhân tình yêu say sưa đôí với Chúa Kitô và Giáo Hội bằng đời sống hy sinh trong các xứ truyền giáo. Ngoài ra còn có sự hiện diện truyền giáo đích thực khác do những người Kitô hữu vì nhiều lý do phải sống làm chứng Đức Tin trong các nước hay những nơi Giáo Hội chưa được thiết lập.

Nhưng ngày nay vấn đề truyền giáo của Giáo Hội đã trở nên quá rộng lớn và khẩn thiết, vì thế chỉ khi nào tất cả mọi thành phần Giáo Hội từng cá nhân hay từng nhóm đồng liên đới chịu trách nhiệm trong việc truyền giáo, mới có hy vọng đem lại kết qủa mỹ mãn.

Lời mời gọi của Công Đồng Vaticanô II kêu cầu các Giáo Hội địa phương vẫn còn nguyên giá trị: “Vì Giáo Hội địa phương có nhiệm vụ phản ảnh Giáo Hội hoàn vũ một cách hết sức hoàn hảo, nên phải thành thực nhận định mình cũng được sai tới những kẻ chưa tin Chúa Kitô”. (126)

Giáo Hội hôm nay phải tiến tới trong việc rao truyền Phúc âm, phải bước vào một giai đoạn lịch sử mới của tiềm thức truyền giáo. Trong một thế giới không còn khoảng cách và ngày càng trở nên nhỏ bé, các cộng đồng Giáo Hội càng phải hơp nhất với nhau và cùng nhau dấn thân trong cùng một sứ mệnh độc nhất là rao truyền và sống Phúc âm. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố. “Các Giáo Hội trẻ cần sức mạnh của các Giáo Hội trưởng thành, và đồng thời các Giáo Hội này cũng cần chứng tá và sự thúc đẩy của các Giáo Hội trẻ; như thế Giáo Hội này hưởng nhờ kho tàng của các Giáo Hội kia”.(127)

Trong giai đoạn mới này, việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương cũng như đào tạo hàng giáo dân trưởng thành và có tinh thần trách nhiệm, đôí với các Giáo Hội trẻ, là môt yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc thiết lập Giáo Hội. (128) Và như thế các cộng đồng đã nhận được Phúc âm lại rao truyền cho các nước khác trên thế giới để đáp lại sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô và làm chứng nhân.

Các tín hữu giáo dân nhờ gương sáng và hoạt động của mình có thể cải thiện được những môí tương giao với các tín đồ thuộc các tôn giáo bạn như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã lưu ý: “Ngày nay Giáo Hội hoạt động khắp nơi giứa những người theo tôn giáo khác nhau… Tất cả các tín hữu, nhất là giáo dân đang sống giữa các dân tộc theo tôn giáo khác hoặc ở trong nước mình cư ngụ, các giáo dân này phải trở nên chứng nhân cho Chúa và Giáo Hội đôí với người dân bản xứ một cách thích nghi với hoàn cảnh sống riêng biệt. Việc đôí thoại giữa các tôn giáo rất quan trọng vì nhờ đó họ biết yêu thương và kính trọng nhau, hay ít nữa xóa bỏ xoa dịu các thiên kiến giữa các tín đồ các đạo, và cổ võ được sự hiệp nhất và tình bằng hứu giũa các dân tộc (129)

Muốn Phúc-âm-hóa các dân tộc, cần phải có các tông đồ. Muốn thế, tất cả chúng ta, bắt nguồn từ các gia đình công giáo, chúng ta phải ý thức trách nhiệm của chúng ta là tìm cách làm nẩy nở và chín mùi ơn kêu gọi, đặc biệt ơn thừa sai, bằng lời cầu nguyện, theo lời Chúa Giêsu dạy: “Lúa chín đầy đồng, thợ gặt lại ít. Chúng con hãy cầu xin Chủ Nhà sai thêm thợ gặt” (Mt 9:37-38).

(còn tiếp)

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Tông huấn Christifideles Laici (2)

Tông huấn Christifideles Laici (3)

Tông huấn Christifideles Laici (4)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (5)

Chú thích:

109) Lumen Gentium, 39.

110) X. ibid. 40

111) Xem Vaticanô II - SL. Apostolicam Actuositatem, 19

112) Hiến chếLumen Gentium, 23

113) Xem tld

114) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem,

115) tld 20

116) tld 24

117) Propositio, 13.

118) Xem Propositio, 15

119) Gioan-Phaolô II - Diễn văn trước Hội nghị quốc gia Giáo hội Ý tại Lorette (10.4.1985) AAS 77 (1985) 964.

120 Lumen Gentium, 1.

121) tld 30

122) Apostolicam actuositatem, 10

123) Phaolô VI - Tông huấn Evangelii Nuntiandi, l4 AAS 68 (1976), 13

124) Gioan-Phaolô II - Bài giảng vào ngày nhận chức Giáo hoàng (22-10-1978), AAS 70 (1978) 947.

125) Propositio, 10

126) Ad Gentes, 20; x. ibid. 37

127) Propositio, 29.

128) Ad Gentes, 21.

129) Prơposito, 30 bis