Tông huấn Christifideles Laici (8): số 40-44

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3032 | Cật nhập lần cuối: 7/15/2015 2:49:20 PM | RSS

(tiếp theo)

Gia đình: nơi đầu tiên để học dấn thân làm việc xã hội

40. Nhân vị con người đã sẵn có tầm vóc xã hội trong cơ cấu tự nhiên của nó, vì tự thâm tâm, nó được kêu gọi để sống hiệp nhất và hiến thân cho kẻ khác: “Thiên Chúa, lo lắng săn sóc mọi người như một hìên phụ đã muốn cho mọi người thành một gia đình và đôí đãi với nhau như anh em”. (144) Như thế, xã hội là kết qủa và là dấu chỉ của đặc tính xã hội của con người, nó chỉ thàmh một thực thể hoàn toàn khì nào nó trở tnành một công đồng nhân vị.

Vì thế người tín hữu giáo dân dấn thân làm việc tông đồ trong trật tự trần thế có nghĩa là phục vụ cá nhân con người, cá nhân duy nhất và không ai có thể thay thế được, cũng có nghĩa là phục vụ tất cả mọi người.

Vợ chồng và gia đình, đó là biểu hiệu đầu tiên, nguyên thủy của tầm vóc xã hội con người. “Nhưng Thiên Chúa không dựng nên con người đơn độc: từ nguyên thủy, “Ngài dựng nên một nam một nữ” (Gn. l:27). Xã hội gồm một nam một nữ đó là biểu lộ đầu tiên của sự hiệp thông người với người”. (145) Chúa Gìêsu đã để ý đem lại phẩm giá cho vợ chồng và nền tảng vững chắc cho gia đình (Mt 9:3-9) Thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy mốl liên quan sâu xa giữa hôn nhân với mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. (Ep 5.22 và 6.4, Cl 3:18-21; 1 Pr 3:1-7).

Vợ chồng và gia đình là nơi đầu tiên để các tín hữu giáo dân dấn thần vào xã hội. Nhưng hành động dấn thân này chỉ có ý nghĩa khi họ xác tín về giá trị duy nhất và không thay thế được của gia đình trong việc phát huy xã hội và Gíáo Hội. Gia đình là chiếc nôi của sự sống và tình thương, trong đó con người “chào đời” và “lớn lên”. Gia đình vì thế là tế bào nền tảng của xã hội. Cộng đồng nhỏ bé này phải được lo lắng săn sóc đặc biệt, nhất là mỗi khi lòng ích kỷ của con người, các chiên dịch chống sinh sản, và tình cảnh khó nghèo khốn khổ về phương diện vật chất, văn hóa và luân lý. Nhất là tâm trạng tìm kiêm lạc thú, chạy đua tiêu thụ làm cho khô cạn các nguồn mạch sự sống, trong lúc các ý thức hệ, các hệ thống khác nhau, cũng như các hình thức bất cần sự sống hay thiêú săn sóc phá hoại vai trò giáo dục riêng của gia đình.

Việc tông đồ của các tín hứu giáo dân trước tiên là làm cho gia đình ý thức được nguyên tính của mình như nền tảng căn bản đầu tiên của xã hội, và ý thức được vai trò của mình trong xã hội, để mỗi ngày mỗi đóng vai trò chủ động và trách nhiệm cho sự trưởng thành của mình và tham gia vào đời sống xã hội. Như vậy gia đình có thể và phải đòi hỏi mọi người, nhất là chính quyền, phải tôn trọng các quyền lợi của mình để cứu vãn mình và cứu vãn xã hội.

Tất cả những điều viết về gia đình có liên quan đến sự phát triển xã hội (146) trong bức Tông Huấn về Gia Đình (Familiaris consortio), và những gì Giáo Hội đã nói trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1980 trong “Hiến Chương các Quyền lợi của Gia Đình”, đã trở thành một chương trình hoạt động đầy đủ và có cơ cấu cho tất cả các tín hữu giáo dân theo danh nghĩa mỗi người đang lưu tâm cổ võ các giá trị và các đòi hỏi của gia đình.

Chương trình này càng phải cấp tốc thực hiện một cách quyết liệt vì các đe dọa làm lung lạc và phá tan gia đình ngày càng trầm trọng, cũng như ngày càng trở nên nặng nề và hệ thống hóa chiều hướng muốn loại bỏ gia đình và tiêu diệt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội.

Như kinh nghiệm cho thấy, văn minh và tình liên đới các dân tộc một phần lớn tuỳ thuộc ở phẩm cách tốt xấu của gia đmh. Như thế việc tông đồ gia đình mang một giá trị xã hội không thể so sánh được. Giáo Hội rất xác tín về đìêu này, vì biết rằng “tương lai của nhân loại phải đi qua gia đình“. (147)

Đức ái là linh hồn, là sự nâng đữ của tình liên đi

41. Việc phục vụ xã hội diễn tả và thực hiện bằng nhiều cách thế khác nhau, có những cách tự do riêng tư hoặc được quy định theo một thể chế, có việc nhằm phục vụ từng nhóm người hoặc từng cộng đồng.

Toàn thể Giáo Hội từ bản chất của mình đã được trực tiếp kêu gọi phục vụ đức ái: “Giáo Hội thánh thiện đặt bữa ăn thân tình “Agape” đi liền với bữa Tiệc Thánh Thể để biểu lộ sự hợp nhất hoàn toàn trong tình yêu thương chung quanh Chúa Kitô. Như vậy, bất cứ thời đại nào, người ta cũng nhận ra Giáo Hội nhờ tình yêu này, và Gláo Hội đã tự đảm nhận những công tác bác ái như là nhiệm vụ và quyền lợi bất khả di nhượng của mình, dầu Giáo Hội vẫn hân hoan trước những sáng kiến của người khác. Vì thế, Giáo Hội đặc biệt đề cao lòng thương xót đối với người nghèo đói bệnh tật, cũng như những công tác mệnh danh là từ thiện và tương trợ để xoa dịu nỗi thống khổ của nhân loại”. (148) Đức bác ái đôí với anh em, thực hiện dưới hình thức các việc từ thiện thể xác hay tinh thần, hình thức đã có từ xưa nhưng vẫn luôn luôn mới mẻ, đó là nội dung cấp thời thường xuyên của hoạt động đem đạo vào đời của các tín hữu giáo dân. Khi thi hành bác ái đôl với anh em, người tín hữu giáo dân sống và nêu cao sự tham gìa vào vương quyền của Đức Kltô, nghĩa là tham gia vào quyền năng của Con Người là Đấng “không đến để hưởng thụ nhưng để phục vụ” (Mk. 10. 45). Họ sống và nêu cao vương quyền một cách rất đơn giản, theo tầm mức của mọi người và mọi thời đại, vì Đức ái là một ơn huệ cao cả nhất Chúa Thánh Thần ban để xây dựng Giáo Hội (1 Cr 13:13) và để đem lại lợi ích cho nhân loại. Đức ái đem lại sinh lực và nâng đỡ cho tình liên đới sống động, lưu tâm đến mọi nhu cầu của con người.

Một Đức ái như thế không chỉ được nhận thức do riêng cá nhân mà còn cần thiết phải được nhận thức do các đoàn thể, và các cộng đồng nứa. Không một ai cũng không một cái gì có thể thay thế nó được, cho đến cả các thể chế hay sáng kiến công cộng, là những tổ chức chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một dân tộc thôi, những nhu cầu thường rất trầm trọng và lớn lao trong thời đại này. Ngược lại, Đức ái này càng khẩn thiết hơn, khi mà các thể chế từ thiện đã trở nên qúa phức tạp trong tổ chức và có tham vọng nắm trong tay quyền quản lý hết tất cả mọi phạm vi. Cuôí cùng trở nên vô hiệu bởi tổ chức quan liêu, bởi tinh thần làm việc quan lại, bởi lòng tham lợi quá đáng, và rồi không còn ai lưu tâm đến nứa.

Chính trong hoàn cảnh này đã xuất hiện và lan tràn nhất là trong xã hội có tổ chức, những hình thức tự nguyện phục vụ công tác. Tự nguyện là cách làm tông đồ mà người tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ, đóng vai trò chính yếu. Họ xả thân quên mình cho những người anh em từng bị các tổ chức tự cho mình là vì xã hội bỏ rơi họ.

Đời sống xã hội: Cho mọi người và vì mọi người

42. Đức ái để yêu thương và phục vụ con người không được tách rời khỏi công lý. Cả hai theo cách riêng biệt của mình đòi buộc mọi người phải hoàn toàn công nhận thực sự các quyền lợi của con người, vì xã hội với các cơ cấu và thể chế được đặt ra vì con người.(149) Để đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, nghĩa là “đem đạo vào đời” theo ý nghĩa là phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đôl không thể từ chôl tham gia vào “chính trị”, nghĩa là vào các hoạt động nhiều sắc thái, kinh tê, xã hội, lập pháp, hành chánh văn hóa, có mục đích cổ võ công ích một cách có cơ chế. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhiều lần qủa quyết điều này là mọi người và mỗi người có quyền lợi và bổn phận phải tham gia vào chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau và bổ túc cho nhau, trên nhiều mức độ khác nhau cũng như trong các bổn phận và trách nhiệm khác nhau. Chúng ta thường nghe những nhà cầm quyền, quốc hội, giai cầp cai trị và các đảng phái chính trị bị tố cáo là nhứng kẻ lợi dụng thời cơ, tôn thờ quyền bính, ích kỷ tham nhũng. Chúng ta cũng thấy dư luận quần chúng đó đây bảo chính trị chỉ là nơi vô luân lý. Tất cả lời khinh khi này không cách nào bào chữa được cho người Công Giáo trốn tránh chính trị hay nghi ngờ việc chung.

Ngược lại, những lời sau đây của Công đồng Vatican II rất có ý nghĩa: “Giáo Hội ca ngợi và quý trọng việc làm của nhứng người, vì công ích mà dấn thân phục vụ con người và lãnh nhận gánh nặng của trách nhiệm này”. (150)

Một đường lôí chính trị vì dân vì nước luôn luôn lấy công ích làm tiêu chuán căn bản, vì công ích là ích lợi của mọi người và của từng người, ích lợi cung ứng và được bảo đảm để mọi cá nhân cũng như đoàn thể tự do chấp nhận với tinh thần trách nhiệm: "Vì thế, các tổ chức chính trị chỉ hiện hữu vì công ích. Chính công ích là lý do tồn tại, ý nghĩa và là căn bản pháp lý cho các tổ chức chính trị. Công ích nơi đây bao gồm tất cả nhứng điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể có cơ hội phát triển trọn vẹn và dễ dàng hơn".(151)

Hơn nữa, một đường lối chính trị vì dân vì nước phải chọn một tôn chỉ thủy chung là bênh vực và cổ võ công lý, được hiểu như một “đức tính” mọi người phải có, và cũng là một “sức mạnh” luân lý nâng đỡ bất cứ ai cố gắng hổ trợ các quyền lợi và nghĩa vụ của con người và mỗi người trên nền tảng nhân phẩm.

Kẻ thi hành quyền bính chính trị phải lấy tinh thần phục vụ làm nền tảng. Tinh thần phục vụ này với khả năng và hiệu năng trong việc lãnh đạo là điều rất cần thiết để làm cho các hoạt động của các nhà chính trị được “sáng suốt” và “trong sạch” như dân chúng thường đòi hỏi một cách rất hợp lý. Muốn thế cần phải thẳng thắn tranh đấu điệt trừ hết mọi dụng ý toan tính như vận động xoay trở, gian trá, nói láo, thụt công quỹ để trục lợi hay mua chuộc, xử dụng các phương cách mờ ám và bất hợp pháp để chiếm đoạt bằng mọi giá duy trì và mở rộng quyền hành.

Các tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị phải thẳng thắn tôn trọng sự tự lập của các thực tại trần thế theo nghĩa của Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: “…Điều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về môí tương quan giữa cộng đồng chính trị và Giáo Hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa hành động của các tín hữu hoặc cá nhần hoặc đọàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Công Giáo, và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo Hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ. Vì căn cứ vào vai trò và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hoá với một tập thể chính trị và cũng không hề cầú kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo Hội vừa là dấu chỉ, vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người”.(152)

Đồng thời các tín hữu giáo dân còn có nghĩa vụ cấp bách làm chứng nhân cho các giá trị con người và các giá trị Phúc âm liên kết mật thiết với chính các hoạt động chính trị, như sự tự do và công bình tình liên đới và lòng tận tụy trung thành, vô vị lợi đối với công ích, tình yêu đặc biệt với người nghèo khó và thấp hèn. Muốn thế các tín hữu giáo dân luôn luôn phải tìm nghị lực thiêng liêng trong việc tham gia thực sự vào đời sống Giáo Hội và lấy lý thuyết xã hội của Giáo Hội làm ánh sáng chỉ đạo. Trong công việc nặng nề này họ cần có các công đồng Công Giáo và các vị chủ chăn theo dõi và hổ trợ. (153)

Một đường lôl chính trị nhằm phát triển con người phải cần đến tình liên đới làm phương tiện và kiểu mẫu. Tình liên đới này đòi hỏi sự tham gia tích cực và ý thức trách nhiệm của mọi người vào đời sống chính trị, từ mỗi một người công dân đến các đoàn thể khác nhau, từ các nghiệp đoàn đến các đảng phái; tất cả chúng ta và mỗi người trong chúng ta đèu là kẻ thừa hưởng và là người tham gia tích cực vào chính trị. Trong tình trạng này, như Ta đã viết trong Thông Điệp “Nỗi lo âu về tình cảnh xã hội” (Sol-licitudo), tình hên đới “không phải là một tình cảm thương hại mơ hồ hay là một xúc cảm động lòng trắc ẩn nông cạn trước bao nhiêu khốn khổ của nhiều người xa gần. Ngược lại, đây là một sự dấn thân quyết liệt vững chãi, bền chí để thể hiện công ích. Nói cách khác, để thực hiện lợi ích cho mọi người và mỗi người, để chúng ta tất cả, mang lấy trách nhiệm thực sự cho tất cả.” (154)

Trong thế giới hôm nay, tình liên đớì chính trì phải vượt khỏi ranh giới quốc gia hay một khối quốc gia, nó phải bao gồm cả một chân trời mở rộng trên biên cương lục địa hay thế giới.

Kết quả của hoạt động chính trị liên đới là Hoà bình. Đó là đĩều mọi người ước vọng nhưng còn xa vời. Các tín hữu giáo dân không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười bịếng trước những gì phá hoại hay làm tổn thương hoà bình: như vũ lực và chiên tranh, tra tấn hay khủng bố, trại tập trung, quân sự hoá chính trị, thi đua võ trang, đe dọa nguyên tử. Ngược lại, là môn đệ Đức Giêsu Kitô “Vua Hoà bình” (Is. 9.5) “Hoà bình của chúng ta” (Ep 2:14) các tín hữu giáo dân phải nhận lãnh bổn phận làm “kẻ kiến tạo hoà bình” (Mt 5. 9) bằng một cuộc sống trở về với Chúa và bằng các hoạt động vì chân lý, vì tự do, vì công bình và bác ái là những nền móng vững chắc của hòa bình. (155)

Hợp tác với những người thật lòng đi tìm hoà bình và xử dụng những cơ quan riêng biệt và các thể chế quốc gia và quốc tế, người tín hữu giáo dân phải cổ võ một nền giáo dục căn bản để chống lại với một nền văn hoá ích kỷ ,hận thù để phát huy nền văn hoá liên đới trên mọi bình diện. Vì sự liên đới này “là con đường của hoà bình và của phát triển”.(156) Trong viễn tượng này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã kêu mời người Công Giáo phải tống khứ mọi hình thức vũ lực, cổ võ thái độ đôl thoại, hoà bình và kêu mời họ dấn thân để kiến tạo một trật tự xã hội và quôc tế công bình. (157)

Đặt Con người vào trung tâm điểm của đời sống kinh tế xã hội

43. Điểm hoạt động căn bản của việc phục vụ xã hội của tín hữu giáo dân, nằm tại vấn đề kinh tế xã hội; chìa khóa của vấn đề này là tổ chức lao động.

Tính cách trầm trọng hiện tại của vấn đề này, theo cái nhìn chung của sự phát tnển và dựa trên đề nghị giải quyết của học thuyết xã hội của Giáo Hội, mà Ta mới nhắc lại trong thông điệp “Nỗi lo âu về tình cảnh xã hội” (Sollicitudo). Ta ước ao tất cả mọi người hãy tham khảo lại nhất là các tín hữu giáo dân.

Trong các điểm quan trọng của học thuyết xã hội của Giáo Hội, có nguyên tắc này: mọi người đều được quyền hưởng của cải trần gian theo ý định của Thiên Chúa. Những thứ này được ban cho con người và mỗi người làm phương tiện để phát triển một đời sống làm người đúng mức. Tư sản là sự thể hiện mục đích ấy và còn có công dụng xã hội tự trong bản tính nó. Một cách cụ thể, lao động của đàn ông hay đàn bà là dụng cụ rất thông thường, rất cấn thiết để phát triển đời sống kinh tế, dụng cụ này là một quyền lợi và một nghĩa vụ đôí với mỗi người. Tất cả những điều này thuộc về sứ mệnh của người tín hữu giáo dân một cách đặc biệt. Mục đích và tiêu chuẩn của sự hiện diện và hoạt động của họ được Công đồng Vatican II đúc kết như sau: “Ngay trong đời sống kinh tế xã hội, phẩm giá cũng như ơn gọi toàn diện của con người và lợi ích của toàn thể xã hội phải được tôn trọng và thăng tiến. Vì con người là tác giả, là tâm điẽm và mục đích của tất cả đời sống kinh tế xã hội” (158)

Giữa bao nhiêu biên đổi của thế giới lao động và kinh tế đang bị đảo lộn, anh em tín hữu giáo dân phải là kẻ tiền phong đứng ra tìm các giải pháp cho nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tranh đấu để chấm dứt các bất công do các tổ chức bất công của lao động, cố gắng làm cho nơi làm việc trở thành một nơi sống của cộng đồng nhân vị được kính trọng vì đặc tính và quyền lợi tham gia của các nhân vị, và phải hết mình phát triển những môí giây liên đới mới giữa những anh em cùng làm chung một việc, giúp sáng kiên về hình thức kinh doanh mới, và thúc đẩy duyệt lại các hệ thống thương mại, tài chánh và trao đổi kỹ thuật.

Để thực hiện điều này, các tín hữu giáo dân phải chu toàn bổn phận theo khả năng nghề nghiệp một cách ngay thắng, với tinh thán công giáo như là phương tiện thánh hóa bản thân, (159) theo lời chỉ dạy của Công đồng: “Nhờ việc làm, con người theo lệ thường là có ý nuôi sống mình và gia đình, liên kết với anh em và phục vụ họ, có thể thực thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng nhờ việc làm của mình, con người cộng tác vào chính công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nâng cao giá trị của việc làm khi Ngài làm việc với chính hai bàn tay của mình tại Nagiarét”.(160)

Đi đôi với đời sống kinh tế xã hội, ngày nay lại xuất hiện thêm vấn đề ngày càng gay go, đó là vấn đề “Môi sinh” (Ecological). Không ai chối cãi được là con người đã nhận lãnh bởi Thiên Chúa trách nhiệm “chế ngư” các tạo vật và “vun trồng mảnh vườn” thế giới. Những nghĩa vụ này con người phải chu toàn với một lòng tôn trọng hình ảnh của Thượng Đế mà họ đã lãnh nhận với tình yêu và lý trí, phải có trách nhiệm về các ơn Chúa đã ban tràn trề và còn tiếp tục ban cho họ. Con người làm chủ một ơn mà họ phải truyền lại cho các thế hệ mai sau, ơn ấy phải làm cho nó tốt đẹp hơn nữa nếu có thể. Vì các thế hệ này cũng là những người được quyền nhận lãnh các ân huê của Chúa: “Việc chế ngự thụ tạo Thiên Chúa đã ban cho người… không phải là một quyền độc đoán, và chúng ta không thể nói đến tự do “xử dụng và lợi dụng” hoặc sắp đặt sự vật như ý mình muốn. Khi Thiên Chúa cấm Adong và Evà “ăn trái cấm” (St 2,16-17), điều ấy có nghĩa là trong khuôn khổ các tạo vật hiện hữu… Chúng ta không phải chỉ vâng theo luật lệ luân lý; không thể bỏ qua các nhận xét liên quan đến việc xử dụng các yếu tố thiên nhiên, đến việc phải tái tạo các nguồn tài nguyên và hậu quả của một nền kỹ nghệ vô trật tự. Một lần nữa các nhận xét này đề nghị với lương tâm chúng ta phải lưu ý đến bình diện luân lý của phát triển “. (161)

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Tông huấn Christifideles Laici (2)

Tông huấn Christifideles Laici (3)

Tông huấn Christifideles Laici (4)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (5)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (6)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (7)

Chú thích:

144) Gaudium et Spes, 24

145) tld 12

146) Gioan-Phaolô II - Tông huấn Familiaris Consortio, 42-48. AAS 74 (1982) 134-140.

l47) tld 85. AAS 74 (1982) 188

148) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem,

149) Về tương quan giữa công bình và nhân hậu - Xem Tđ. Dives in misericordia, 12, AAS 72 (1980), 1215-1217.

150) Gaudium et Spes, 75

151) tld 74

152) tld 76

153) Xem Propositio, 28

154) Gioan-Phaolô II, Sollicitudo rei Socialis, 38: AAS 80 (1988) 565-566.

155) Gioan XXIII, Pacem in Terris, AAS 55 (1963) 265-366.

156) Gioan-Phaolô II, Sollicitudo rei Socialis, 39; AAS 80 (1988) 568.

157) Xem Propositio, 26.

158) Gaudium et Spes, 63

159) Xem Propositio, 24

160) Gaudium et Spes, 67 - X. Gioan-Phaolo II, Laborem Exercens, 24-27: AAS 73 (1981) 637-647.

161) Gioan-Phaolô II - TĐ. Sollicitudo rei Socialis, 34, AAS 80 (1988) 560.