Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3663 | Cật nhập lần cuối: 8/12/2017 2:27:27 AM | RSS

CHƯƠNG 1. TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH

Phẩm giá của ngườí tín hữu giáo dân trong Giáo Hội mầu nhiệm

MẦU NHlỆM CÂY NHO

8. Hình ảnh cây nho trong Thánh Kinh được dùng nhiều cách và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt nó được dùng để diễn tả mầu nhiệm Dân Chúa. Theo ý nghĩa này, người giáo dân không chỉ là những người thợ làm việc trong vườn nho, nhưng họ là một phần tử cây nho. Chúa nói: “Ta là cây nho, các con là cành” (Ga 15, 5).

Trong Cựu ước các tiên tri khi muốn nói đến dân được chọn, cũng đã dùng hình ảnh cây nho. Israel là cây nho của Thiên Chúa, là mềm vui của tâm hồn Ngài: “Ta đã trồng ngươi như một cây nho được chọn lọc” (Gr 2, 21); “Mẹ ngươi giông như một cây nho trồng bên bờ nước. Nó sai trái và um tùm hoa lá nhờ có nhiều nước tràn trề ” (Ed 19,10); “Người bạn tôi có một vườn nho trên mợt sườn đồi phì nhiêu. ông cày bừa trở dât lượm đá sỏi để trồng vào đó một cây hảo hạng…” (Is 5, l-2).

Chính Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh cây nho để mạc khải một số khía cạnh về Nước Thiên Chúa: “Một người kia trồng một vườn nho, ông rào dậu bôn bề, một hầm ép nho, và xây một tháp canh rồi ông cho các người làm nho thuê mướn và ông khởi hành đi xa.” (Mc 2, 1; Mt 21, 2tt).

Thánh Sử Gioan còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, và đưa chúng ta đến khám phá mầu nhiệm của cây nho: Nó là biểu tượng và hình ảnh không những của dân Thiên Chúa, mà còn là biểu tượng và hình ảnh của chính Đức Giêsu. Ngài là gốc cây nho, còn chúng ta, môn đệ Ngài, chúng ta là cành. Ngài là “Cây Nho thật”, các cành phải kết hơp để được sống (Ga 15, 1tt )

Công Đồng Vatican II lấy lại hình ảnh Thánh kinh để giải thích máu nhiệm Giáo Hội, cũng đưa ra hình ảnh cây nho và cành: “Cây nho thật chính là Chúa Kitô; chính Ngài ban phát sự sống và sức sinh sản cho các cành là chúng ta. Qua Giáo hội chúng ta sông trong Ngài, và không Ngài chúng ta chẳng làm được việc gì.” (Ga 15.1-5) .(12)

Chính Giáo Hội là vườn nho trong Thánh Kinh. Là nhiệm mầu bởi vì tình thương và sự sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là ân huệ tuyệt đối ban nhưng không cho tất cả những ai được sinh ra bởi nước và Thánh-linh (Ga 3:5), được gọi để sống chính sự hiệp thông của Thiên Chúa, để tỏ bày và thông truyền sứ mệnh hiệp thông này trong lịch sử. Chúa Giêsu nói: “Trong ngày ấy các con sẽ biêt rõ Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các con” (Ga 14, 20).

Người giáo dân chỉ nhận diện mình, nhận chân bản tính nguyên thủy của mình bên trong mầu nhiệm của Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông, ơn gọi cũng như sứ mệnh trong Giáo Hội và thế giới của người giáo dân cũng chỉ định nghĩa được bên trong phẩm giá này.

NGUỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN LÀ Al?

9. Các Nghị Phụ đã nêu lên một nhận xét chính đáng là phải minh định cách rõ ràng về ơn gọi và sứ mệnh của tín hữu giáo dân, qua việc nghiên cứu sâu xa giáo lý của Công đồng Vaticanô lI, theo ánh sáng của các văn kiện mới của Giáo Hội, và kinh nghiệm sống của Giáo Hội được hướng dẫn do Chúa Thánh Thần. (13)

Để trả lời câu hỏi nguời tín hữu giáo dân là ai. Công Đồng đã đi xa hơn vớí lối giải thích tiêu cực trước đây, bằng một cái nhìn hoàn toàn tích cực. Công Đồng đã đưa ra ý hướng căn bản và đầy đủ thuộc về người giáo dân đối với Giáo Hội và mầu mhiệm của Giáo Hội. Ơn gọi đặc biệt của họ là “Tìm nước Chúa trong khi quản trị các việc trần thế mà họ sắp xếp theo ý Chúa. ” (14) Hiến chế ánh Sáng Muôn Dân (Lumen gentium) còn thêm: “Danh hiệu Giáo dân có nghĩa là tất cả các Kitô hữul không thuộc thành phần chức thánh hay bậc tu trì được Giáo Hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được rửa tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào chức vụ tư tê, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, họ là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo Hội và giữa trần thê theo nhiệm vụ riêng của mình.” (15)

Đức Piô XII đã quả quyết: “Các tín hữu nói một cách rộng hơn, là các giáo dân là kẻ đứng ở mặt trận tiền phong trong đời sống của Giáo Hội. Nhờ họ, Giáo Hội trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người. Vì thế, chính họ phải ý thức ngày càng rõ rệt là họ không những thuộc về Giáo Hội mà là Giáo Hội, nghĩa là cộng đồng các tín hữu trên mặt đất, dưới sự hướng dẫn của vị thủ lãnh chung là Đức Giáo hoàng và các Giám mục hiệp thông với Ngài. Họ là Giáo Hội”.(16)

Theo hình ảnh Thánh kính về cây nho, người tín hữu giáo dân cũng như tất cả các phần thân thể khác của Giáo Hội, là những cành nho tháp nhập vào Đức Kitô là Cây Nho Thật; chính nhờ Ngài mà họ được sống và trổ sinh hoa trái.

Được ghép vào Đức Kitô nhờ Đức Tin và phép Thánh Tẩy, là gốc rễ đầu tiên tạo nên thân phận mới của người Kitô hữu trong mầu nhiệm Giáo Hội, tạo nên sắc thái căn bản, và là nền tảng của tất cả mọi ơn gọi và hoạt động của đời sống Kitô hữu của người tín hữu giáo dân. Trong Đức Kitô chết và sống lại, người đã rửa tội trớ nên một “thụ tạo mới” (Gal. 6, 15; 2 Cr 5, 17), một thụ tạo được thanh tẩy hết tội lỗi và sống ơn nghĩa Chúa.

Như thế “hình ảnh” người giáo dân được phác họa dựa vào kho tàng phong phú nhiệm mầu Thiên Chúa đã ban cho ngườí Kitô hữu trong bí tích Rửa Tội.

PHÉP RỬA TỘl VÀ THÂN PHẬN MỚl CỦA NGƯỜl KlTÔ HỮU”

10. Không phải là quá đáng khi chúng ta quả quyết rằng: toàn cuộc sống của người tín hữu giáo dân chỉ có mục đích là đưa họ đến nhận biết mầu nhiệm chính yếu của họ phát xuất từ phép Rửa Tội, là bí tích Đức Tin, để họ có thể sống nghĩa vụ theo ơn gọi Chúa đã chỉ định. Để phác họa “hình ảnh” người tín hữu giáo dân, chúng ta hãy kiểm xét một cách trực tiếp và rõ ràng các khía cạnh căn bản sau đây: Phép Rửa Tội đã tái sinh chúng ta trong sự sống con Chúa; nó hợp nhất chúng ta với Chúa Giêsu Kltô, với thân thể Ngài là Giáo Hội, xức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần bằng cách làm cho ehúng ta trở nên những đền thờ thiêng liêng.

Con Chúa trong Người Con Một

11. Chúng ta nhớ lại những Lời của Chúa Giêsu nói với Nícôđêmô: “Ta nói rât thật với ông, hễ ai chẳng sinh lại ỏởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”(Ga 3. 5). Phép Rửa Tội là một sinh hạ mới, một cuộc tái sinh.

Chính khi nghĩ đến khía cạnh này của phép Rửa Tội mà Thánh Phêrô Tông Đồ đã ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả Ngài đã tái sinh chúng ta nhờ sự sông lại của Đức Giêsu Kitô từ trong kẻ chêt, để chúng ta được hưởng gia tài bất diệt, không tì ố, cũng không tàn héo” (1 Pr 1:3-4), và Người gọí là Kltô hữu những ai Chúa đã “tái sinh, không phải do hạt giông hay hư nát, nhưng do hạt giông bất diệt là Thiên Chúa hằng sống và tồn tại muôn thuở” (1 Pr 1, 23)

Nhờ Phép Rửa, chúng ta trở nên con cái nam nữ của Thiên Chúa, trong Con Một của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Khi ra khỏi giếng nước Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu đều được nghe tiếng đã phán trước kia trên bờ sông Giođanô: “Con là con ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta” (Lc 3, 22). Và như thế họ hiểu là họ được kết hợp với Người Con yêu dấu vì đã trở thành dưỡng tử (Gal. 4,4- 7) và là anh em của Chúa Kitô. Như thế, được thể hiện trong lịch sử cuộc đời của Thiên Chúa: “Những ai Ngài đã nhận biết trước, thì Ngài định cho họ được trở nên hình ảnh Con Ngài, để làm cho Con Ngài trở thành trưởng tử của vô số anh em ” (Rm 8, 29)

Chính Chúa Thánh Thần làm cho những người đã rửa tội trở nên con cái nam nứ của Thiên Chúa, và đồng thời trở nên chi thể của Thân thể Đức Kitô. Thánh Phaolô đã nhắc lại cho các Kitô hữu thành Cônrintô: “Tất cả chúng ta đã được rửa tội trong một Thánh Thần độc nhất để làm thành một thân thể’ (1 Cr 12, 13) đến nỗi vị Tông đồ Cả có thể nói với các tín hữu giáo dân của Ngài: “Anh em là thân thể Chúa Kitô, và mỗi người đều là chi thể ” (1 Cr 12:27) ; ” Và đây là chứng cớ rõ ràng anh em là con cái, được Thiên Chúa sai đên, Thần Linh của Con Ngài ở trong tâm hồn chúng ta” (Gl 4, 6; Rm 8,15-16).

Một thân thể trong Đức Kitô.

12. Được tái sinh trở thành “con trong người Con”, những ai đã chịu phép Rửa Tội đều là “chi thể của Đức Kitô và cũng là thành phần trong nhiệm hề của Giáo Hội” theo như giáo huấn của Công Đồng Florence. (17)

Phép Rửa Tội có ý chỉ và đồng thời phát sinh sự tháp nhập mầu nhiệm nhưng thực sự vào Thân Thể bị đóng đinh và vinh hiển của Đức Giêsu. Nhờ Bí Tích ấy, Chúa Giêsu kết hơp người chịu phép Rửa Tội yới cái ehết của Ngài để kết hơp họ với sự sống lại của Ngài (Rm 6,3-5), lột bỏ “con người cũ” để mặc cho họ “con người mới”, nghĩa là chính Ngài: “Tất cả anh em đã được rửa tội trong Đức Kitô, anh em được mặc lấy chính Đức Kitô” (Gl 3, 27, Ep 4,22-24, Cl 3,9-10). Bởi đó “mặc dầu là số đông, chúng ta chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12, 5).

Các lời của Thánh Phaolô là những tiếng vọng trung thực giáo huấn của chính Đức Giêsu, nó đã mặc khải cho chúng ta thấy sự hợp nhất nhiệm mầu của các môn đệ với Ngài và giữa họ với nhau, trình bày sự hơp nhất ấý như là hình ảnh và sự nối tiếp của sự thông hiệp nhiệm mầu giữa Chúa Cha với Chúa Con, và Chúa Con với Chúa Cha trong môí giây tình thương của Chúa Thánh Thần (Ga 17, 21). Chính Chúa Giêsu đã đề cập đến sự hơp nhất này khi Ngài dùng hình ảnh cây nho và cành nho: “Ta là cây nho, chúng con là cành ” (Ga 15, 5) . Một hình ảnh nói lên không những sự mật thiết sâu xa của các môn đệ với Chúa Giêsu, mà cũng biểu lộ sự thông hiệp sinh động giữa các môn đệ: tất cả đèu là cành của một Cây Nho duy nhất.

Đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần.

13. Trong một hình ảnh so sánh khác là hình ảnh của một ngôi nhà, Thánh Phêrô Tông Đồ đã định nghĩa các người đã chịu phép Rửa Tội như những “viên đá sống động” xây trên Đức Kitô là “viên đá góc” . Vì thế, các người đã chịu phép Rửa Tội được dành riêng “xây đên thờ thiêng liêng” (1 Pr 2, 5).

Hình ảnh này đưa chúng ta vào một khía cạnh mới lạ khác do phép Rửa Tội đem lại, mà Công đồng Vaticanô II trình bày qua những lờị sau đây: “Vì chưng những kẻ đã rửa tội, nhờ sự táì sinh và ơn xức dầu của Chúa Thánh Thần, họ được hiên dâng để trở nên một tòa nhà thiêng liêng.” (18)

Chúa Thánh Thần “xức dầu” kẻ chịu phép Rửa Tội, đóng trên họ ấn tín không thể xóa bỏ (2 Cr l,21-22), làm cho họ trở thành đên thờ thiêng lìêng, nghĩa là thông ban tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ kết hơp và nên giống Đức Giêsu Kitô.

Người Kitô hữu, nhờ ơn “xức dầư” này làm cho mạnh dạn, có thể lặp lại những lời của Chúa Giêsu theo cách của mình "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài dã xức dầu thánh hiên tôi; sai tôi đem Tin Mừng cho kẻ nghèo khổ, loan tìn giải phóng cho kẻ bì cầm tù, đem sự sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức, và loan báo năm Hông ân của Chúa” (Lc 4,l5-19; Is 61,1-2).

Như thế, nhờ ơn Chúa đổ tràn xuống qua phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, người đã được rửa tội tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên sai cứu thế.

(còn tiếp)

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Chú thích:

(12) Vatican II - Hiến chếLumen Gentium, số 6.

(13) Xem Propositio, số 8.

(14) Vatican II - Hiến chế Lumen Gentium, số 81.

(15) Ibid

(16) Piô XII - Diễn văn đọc trước các Hồng Y mới nhậm chức (20-02-1946) - AAS. 38 (1946) 149.

(17) Công đồng Florentiô, Sắc lệnh Pro Armentis - DS 1314.

(18) Vatican II - Hiến Chế Lumen Gentium, số 10.