Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (5)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3177 | Cật nhập lần cuối: 8/18/2017 6:42:13 PM | RSS

(tiếp theo)

NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN THAM GlA VÀO ĐỜl SỐNG GlÁO HỘl

25. Người tín hữu giáo dân tham gia vào sự sống của Giáo Hội không chỉ bằng cách thực thi các thừa-tác-vụ hay các đoàn sủng của mình mà còn bằng nhiều cách khác nữa.

Hành động này phải được thực hiện trước tiên và cần thiết trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội địa phương là các Giáo phận, là nơi có “sự hiện diện và tác động của Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.” (84)

Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ

Để tham dự một cách chính đáng vào đời sống Giáo Hội, các tín hữu giáo dân cần có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương đôi với Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh của Giáo Hội hoàn vũ, và Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hơp lại. Nhưng các Giáo Hội địa phương kết hơp với nhau bằng môt giây linh động, căn bản và trường tồn, vì Giáo Hội hoàn vũ hiện hữu và biểu lộ trong các Giáo Hội địa phương. Vì thế, Công Đồng qủa quyết là các Giáo Hội địa phương “được hình thành theo hình ảnh của Giáo Hội hoàn vũ; chính trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội này mà một Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu.” (85)

Công Đồng còn khích lệ các tín hữu giáo dân sống linh động trong Giáo Hội địa phương, đồng thời ngày càng hướng đến Giáo Hội hoàn vũ công giáo. Sắc lệnh Tông Đồ giáo dân tuyên bố. “Giáo dân phải luôn luôn phát triển ý thức về giáo phận và giáo xứ, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn và tuỳ sức tham gia vào những sáng kiến chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ giới hạn sự cộng tác của mình trong phạm vi giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một gia tăng, những mối tương giao lại càng mở rộng và việc giao thông thêm dễ dàng, đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Chúa rải rác khắp trên thế giới.” (86)

Thượng Hội Đồng Giám Mục 1987 theo các ý kiến trên đã yêu cầu nên lập các Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận để phục vụ khi cần. Thực ra, đây là một hình thức chính để hợp tác và đối thoại và đồng thời để kiểm thảo trên bình diện giáo phận. Sự tham gia của các tín hữu vào các Hội Đồng này mở rộng môi trường thăm dò ý kiến và như thế nguyên tắc hợp tác, trong một vài trường hợp cần hơp tác để quyết định, sẽ được áp dụng một cách rộng rãi và chắc chắn hơn. (87)

Việc tham gia của người tín hứu giáo dân vào các đại hội đồng giáo phận hay vào các hội đồng địa phương như hội đồng tỉnh đã được Giáo Luật dự định (88). Việc này làm cho sự thông hiệp được gia tăng và giúp cho sứ mệnh thuộc Giáo Hội của các Giáo Hội địa phương vừa trong ranh giới giáo phận cũng như đối với các giáo hội địa phương khác của giáo tỉnh hay của Hội Đồng Giám Mục.

Các Hội Đồng Giám Mục cũng được mời gọi nghiên cứu phương thế thực tiễn nhất để phát triển, trên bình diện quốc gia hoặc bình diện vùng, việc thăm dò ý kiến và việc hơp tác của các tín hữu giáo dân nam, nữ để mọi người ý thức được các vấn đề chung và để biểu lộ sự hiệp thông Giáo Hội của mọi hạng người.(89)

Giáo xứ

26. Việc hiệp thông của Giáo Hội mặc dầu có tầm vóc bao quát hoàn vũ, nhưng nó được diễn tả một cách rõ ràng và gần gũi nhất ở trong Giáo xứ. Giáo xứ là đơn vị địa phương của Giáo Hội. Nói một cách khác chính là Giáo Hội sống giữa con cái nam nữ của mình. (90)

Tất cả chúng ta phải dùng Đức Tin để khám phá bộ mặt thật của Giáo xứ, nghĩa là “mầu nhiệm” của Giáo Hội hiện diện và tác động trong Giáo xứ. Mặc dầu đôi lúc Giáo xứ không có nhiều người cũng không đầy đủ phương tiện, có khi Giáo xứ lại tản mác trên những địa hạt rộng lớn, hay lẩn khuất giữa những khu phố tân thời đông đúc và lộn xộn. Nhưng Giáo xứ không phải là một cơ cấu, một địa hạt, hay một ngôi nhà, nó là “một gia đình của Chúa, một cộng đoàn huynh đệ chỉ có một linh hồn” (91) là “mái gia đình, đầy tình huynh đệ và mở rộng đón tiếp mọi người” (92) là “cộng đồng các tín hữưu.(93) Tóm lại, Giáo xứ được đặt nền tảng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng thánh thể.(94) Nghĩa là một cộng đồng có tư cách cứ hành Bí Tích Thánh Thể, nguồn gốc cấu tạo nên cộng đồng và đem lại cho cộng đồng sức sống và giầy liên kết bí tích thông hiệp với toàn thể Giáo Hội. Nói rằng cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể là vì Giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng có cơ cấu, nghĩa là được tạo nên bởi các vị thừa hành có chức Thánh và các Kitô hữu khác dưới quyền trách nhiêm của một Cha sở vừa đại diện cho Giám Mục Giáo phận (95) vừa là môí giây của hàng giáo phẩm liên kết Giáo xứ với toàn Giáo Hội địa phương.

Công việc của Giáo Hội trong thời đại chúng ta thật mênh mông, một Giáo xứ tự mình không thể cáng đáng nổi. Vì thế, Giáo Luật đã dự liệu những hình thức hợp tác giữa các Giáo xứ trong hạt (96) và yêu cầu Giám Mục giáo phận phải lưu tâm đến tất, cả mọi thành phần tín hữu, ngay cả nhữngrgười không ở dưới quyền cai quản mục vụ của các Ngài.(97) Cần phải tạo nên những nơi gặp gỡ, đìêu kiện để Giáo Hội có thể hiện diện và hoạt động hầu đem lại ân sủng và lời Phúc âm vào trong những môi trường sống phức tạp của con người hôm nav. Một cách tương tự có nhiều cách thế chiếu rọi ảnh hưởng thiêng liêng hoặc làm tông đồ trong phạm vi văn hóa, xã hội, giáo dục, chức nghiệp v.v…không thể lấy Giáo xứ làm trung tâm hoặc khởi điểm. Nhưng Giáo xứ hôm nay đang sống một giai đoạn mới đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi mới lên ngôi Giáo Hoàng đã tuyên bố với hàng giáo sĩ Rôma: “Ta tin tưởng là cơ cấu cổ kính của giáo xứ có một sứ mệnh khán thiết rất hơp thời; chính Giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của Dân Chúa, chính giáo xứ phải khai trương đời sống phụng vụ và tập hợp Dân Chúa trong việc cử hành phụng vụ; giáo xứ có bổn phận phải bảo tồn và nung nấu đức tin của đoàn lũ dân chúng hôm nay; giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý Cứu Rỗi của Đức Kitô; nơi tích cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ”.(98)

Các Nghị Phụ đã để tâm nghiên cứu thực trạng hiện tại của nhiều giáo xứ và đã yêu cầu các giáo xứ này phải canh tân rộng rãi: “Nhiều giáo xứ ở thành thị cũng như tại các xứ truyền giáo, đã không thể sinh hoạt một cách kết qủa vì thiếu phưưng tiện vật chất hay thiếu các vị thừa hành có chức Thánh, hoặc vì điều kiện sinh sống của một số giáo dân (chắng hạn các người phải lưu đày hay di dân). Để cho các giáo xứ này trở thành những cộng đồng thật sự giáo quyền địa phương cần:

a) Giúp đỡ để thích nghi cơ cấu giáo xứ một cách uyển chuyển như Giáo Luật cho phép, nhất là để cho các giáo dân tham gia vào trọng trách mục vụ.

b) Giúp đỡ các cộng đồng cơ bản cũng gọi là cộng đồng sống, trong đó người tín hữu có thể truyền thông cho nhau Lời Chúa cũng như yêu thương, giúp đỡ nhau. Các cộng đồng này diễn tả trung thực sự hiệp thông trong Giáo Hội và những trung tầm truyền bá Phúc âm trong sự hiệp thông với các vị chủ chăn.” (99) Để canh tân các giáo xứ và để các giáo xứ sinh hoạt có kết qủa, phải tạo nên những hình thức hơp tác, ngay cả trong phạm vi thể chế giữa các giáo xứ trong một địa hạt.

Hoạt động tông đồ trong giáo xứ

27. Giờ đầy chúng ta hãy nhìn rõ sự hiệp thông và sự tham dự của các tín hữu giáo dân vào sinh hoạt của giáo xứ. Ở đây cũng nên lưu ý các tín hữu giáo dân nam cũng như nữ, một lời nói rất xác thực đầy ý nghĩa và đầy khích lệ của Công Đồng: “Trong các cộng đồng trong Giáo Hội, hoạt động của họ cần thiết đến nỗi không có thì việc tông đồ của các vị chủ chăn lắm lúc không đạt được kết qủa mỹ mãn. (100)

Đây là lời xác nhận căn bản phải được hiểu theo ý nghĩa của “khoa giáo-hội-học hiệp thông”. Các thừa-tác-vụ cũng như các đoàn sủng, dù khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, nên tất cả đêu cần thiết cho sự trưởng thành của Giáo Hội.

Các tín hữu giáo dân mỗi ngày phải xác tín hơn ý nghĩạ dấn thân tông đồ của mình trong giáo xứ. Chính Công Đồng đã có ý nhấn mạnh điều này: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đưa họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn giáo hội những vấn đê riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người, để cùng nhau góp ý kiến nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tuỳ sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình giáo hội địa phương mình.” (101)

Công Đồng nói đến việc “cùng nhau góp ý kiến” để cứu xét và giải quyết các vấn đề mục vụ, được các Nghị Phụ nghiên cứu và giải thích rộng rãi theo một cơ cầú tương xứng gọi là Hôi Đồng Muc Vụ Giáo Xứ. (102)

Trong hiện tình, các tín hữu giáo dân có thể và phải nổ lực làm sao cho việc hiệp thông giáo hội được nẩy nở trong lòng giáo xứ có một nghị lực truỳên giáo cho những người chưa tin, và cho những ai đã tin mà lại bê tha trong đời sống đạo của mình. Nếu giáo xứ là Giáo Hội ở trong một phạm vi địa dư, thì Giáo Hội sống và sinh hoạt trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó. Nhiều khi trong nhiều môi trường sống, tình cảm xã hội bị giao động bởi vũ lực và làm cho con người mất hết phẩm giá. Con người bị lạc lỏng mất hết phương hướng, nhưng trong tâm hồn họ vẫn nuôi ước vọng được cảm nghiệm và tài bồi môl tương giao đầy tình huynh đệ, và đầy tình người. Ước vọng này, giáo xứ có thể làm thỏa mãn cho họ, nếu các tín hữu giáo dân hăng hái tham gia để họ đạo trung thành ơn gọi và sứ mệnh nguyên thủy của mình, đó là trở thành “nơi ” hiệp thông của những kẻ có lòng tin và đồng thời trở nên “dấu chỉ” và là “phương thể” của ơn gọi mọi người sống hiệp thông. Tóm lại, giáo xứ là căn nhà mở rộng đón tiêp mọi người và phục vụ mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là “giếng nước của thôn xóm” để mọi người đến giải khát.

HÌNH THỨC THAM DỰ CỦA NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN VÀO ĐỜl SÔNG GlÁO HỘI

28. Các tín hữu giáo dân hợp với các linh mục, với tu sĩ nam nứ, làm thành Dân Thiên Chúa duy nhất, một Thân Thể của Đức Kitô.

Là “phần thân thể” của Giáo Hội, nhưng mỗi Kitô hữu vẫn là “một hữu thể cá biệt không thay thế được”. Ngược lại, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa của tính chất duy nhất của mỗi người, vì chính nó là nguồn mạch của sự phong phú muôn mặt của toàn thể Giáo Hội. Vì thế mà Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô đã gọi mỗi người trong chúng ta bằng tên riêng của họ, không lẫn lộn người này với người kia. Lời mời gọi của Chúa: “Các con cũng hãy vào làm việc trong vườn nho của Ta” , lời mời gọi này dành riêng cho từng người một có nghĩa là: con, chính con, con hãy vào làm việc trong vườn nho của Thày.”

Như thế, mỗi người trong chúng ta, mặc dù vẫn giữ đặc tính duy nhất của mình, vẫn được trọng dụng để làm cho sự hiệp thông Giáo Hội tăng trưởng bằng sinh hoạt và sự hiện diện thực tế của mình, cũng như mỗi người chúng ta nhận lãnh và đồng hóa theo cách thế của mình, cho sự phong phú của toàn thể Giáo Hội. Đó chính là ý nghĩa “Các Thánh Thông Công” mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Ích lợi của mọi người là ích lợi của mỗi người, và ích lợi của mỗi người là ích lợì của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả nói: “Trong Giáo Hội, mỗi người lo nâng đỡ từng người.(103)

Hình thức tham gia cá nhân của mỗi người

Điều tuyệt đối cần thiết là mỗi tín hữu giáo dân phải ý thức sâu xa mình là “phần thân thể của giáo hội ” và nhiệm vụ đặc biệt được giao phó cho mình, một nhiệm vụ không thể thay thế được cũng không thể nhờ ai làm thay, một nhiệm vụ chính mình phải chu toàn vì lợi ích chung của mọi người. Theo cái nhìn này chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của Công Đồng khi quả quyết rằng mỗi người bắt buộc phải làm việc tông đồ: “việc tông đồ mà mỗl người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thực Kitô giáo” (Ga 4,14). Là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể và không có gì có thể thay thế việc đó được! Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời đại nào. Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có hoạt động tông đồ này mới thích hơp và mới có thể thực hiện được. Mỗi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn, đều được kêu gọi, và hơn nữa phải làm việc cá nhân. (104)

Việc tông đồ cá nhân chứa đựng nhiều kho tàng phong phú cần được khai thác, để người giáo dân thấy mà thêm lòng hăng say trong việc truyền giáo. Nhờ hình thức làm tông đồ này mà ánh sáng Phúc âm được tỏa sáng trên các khu vực và môi trường sống, trong đó cuộc sống hằng ngày của giáo dân phải tiếp xúc. Đây là một sự chiếu giãi ánh sáng Phúc âm trường kỳ liên lỉ, vì cuộc sống cá nhân phải tương đồng với Đức Tin. Đây cũng là một sự chiếu giãi Phúc âm quyết liệt thâm sâu. Bởi vì người tín hữu giáo dân cũng chung một điều kiện sinh sống, cùng chung một việc làm, cùng chia sẻ những khó khãn, những niềm hy vọng của anh em mình, họ có thể cảm kích tâm hồn người bên cạnh, các bạn hữu, các đồng nghiệp, và mở rộng cho họ thấy một chân trời toàn diện, ý nghĩa trọn hảo của cuộc sống. Đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người.

Hình thức tham gia tập thể

29. Sự hiệp thông Giáo Hội đã sẵn có và đang linh động trong sinh hoạt của mỗi người, lại mang thêm một ý nghĩa riêng biệt khi các tín hữu giáo dân hơp tác sinh hoạt chung, nghĩa là khi họ đoàn kết để hoạt động và tham gia với một tinh thần trách nhiệm vào đời sống và sử mệnh của Giáo Hội.

Trong thời gían sau này, người ta thấy có rất nhiều hiệp hội giáo dân ra đời và hoạt động rất hăng hái đắc lực. Trong lịch sử Giáo Hội các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay như các hội đoàn, các Dòng Ba, các cộng đồng huynh đệ. Nhưng trong thời đại ngày nay hiện tượng này đã bùng phát một cách đặc biệt, đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân. Bởí vì “bên cạnh các nhóm cổ truyền, mọc lên những phong trào và nhóm mới có khi bắt nguồn từ nhóm cổ truyền, nhưng lại có bộ mặt và mục đích riêng. Nguồn mạch và ơn Chúa Thánh Thần càng phong phú và muôn mặt trong cơ cấu Giáo Hội, thì khả năng sáng tạo và tâm hồn đại độ của người giáo dân càng lớn lao.” (105)

Các nhóm giáo dân thường có vẻ khác biệt nhau trong nhiều khía cạnh, như hình thức bên ngoài, cách sinh hoạt, phương pháp giáo dục và môi trường hoạt động. Nhưng tất cả đều quy về một mục đích chung đã thúc đẩy họ, là tham gia một cách có trách nhiệm vào sứ mệnh của Gíáo Hội, để đem Phúc âm Chúa Kitô đến như là nguồn hy vọng cho con ngườì, một sinh lực canh tân cho xã hội.

Tín hữu giáo dân qui tụ thành đoàn thể vì lý do thiêng liêng hay tóng đồ, là do nhiều nguồn mạch thúc đẩy và cũng để đáp ứng lại nhiều nhu cầu đòi hỏi. Thực ra, bản tính xã hội của con người và vì con người muốn đạt được hiệu qủa sâu rộng và quyết liệt trong hành động của mình. Trong thực tế, hiệu lực văn hóa, ngùôn mạch và khích lệ, cũng là kết qủa và là dấu hiệu biến đổi xã hội đã không thể đạt được do công việc của từng cá nhân, mà nhờ vào hoạt động của một “chủ thể xã hộí” nghĩa là của một nhóm, một cộng đoàn, một hiệp hội, một phong trào, đặc biệt trong một xã hội muôn mặt và phân hóa như trong nhiều nước trên thế giới ngày nay, và trước vấn đề đã trở thành quá phức tạp và khó khăn. Nhất là trong một thế giới đã bị tục hóa, nhiều người thấy rằng những sinh hoạt hội đoàn có thể giúp họ sống đời sống đạo trung thành với các đòi hỏi Phúc âm vàdấn thân vào việc truyền giáo tông đồ một cách đắc lực.

Ngoài các lý do trên, lý do sâu xa đòi hỏi các tín hữu giáo dân phải tụ tập nhau thành nhóm, chính là lý do thần học xây dựng trên khoa giáo-hội-học như Công Đồng Vaticanô II đã công nhán. Công Đồng nhận thầý trong việc tông đồ tập thể là “một dấu hiệu của sự hiệp thông và tính cách hơp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô.” (106)

Đây là “một dấu hiệư” phải biểu lộ trong môí tương giao “hiệp thông” đôí nội và đôi ngoại của các hội đoàn hay đoàn thể, nằm trong khuôn khổ rộng rãi của Cộng Đồng Kitô hữu. Chính do khoa giáo-hội-học mà người tín hứu giáo dân có “quyền” qui tụ thành đoàn thể. Cũng vì lý do này mà cần phải có “tiêu chuẩn” phân biệt hình thức hiệp hội nào chân chính, đích thực thuộc về Giáo Hội.

Trước tiên phải công nhán là người tín hứu giáo dân có quyền tự do thành lập hội đoàn trong Giáo Hội. Quyền tự do này là một quyền lợi thật, nó không phải chỉ là một hình thức “nhân nhượng” của giáo quyền mà là hậu qủa đương nhiên của phép Rửa Tội. Là một bí tích, Phép Rửa Tội kêu gọi các tín hữu giáo dân phải tích cực tham gia vào sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội. Công Đồng đã nói rõ ràng về điều này: “Giáo dân có quyền thành lập các hội đoàn; điều khiển và ghi tên vào các đoàn thể đã có sẵn. miễn là phải giữ môí liên lạc cần thiết với giáo quyền”.(107) Giáo Luật lại qủa quyết: “Các tín hữu có quyền tự do thiết lập và đlêu khiển các hội đoàn nhằm mục đích từ thiện hay đạo đức, hoặc nhằm cổ võ ơn gọi của người Kitô trong thế giới; họ cũng có quyền nhóm họp để cùng theo đuổi đạt tới các mục đích đó “. (108)

Đây là một quyền tự do được công nhận và bảo đảm do giáo quyền, nhưng phải luôn luôn thi hành trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Do đó, quyền lợi của người tín hữu giáo dân được tự do hội họp là một quyền lợi nôí kết mật thiết với đời sống chung và sứ mệnh chính của Giáo Hội.

(còn tiếp)

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Tông huấn Christifideles Laici (2)

Tông huấn Christifideles Laici (3)

Tông huấn Christifideles Laici (4)

Chú thích:

84) Sắc lệnh Christus Dominus, 11

85) Hiến chế Lumen Gentium, 23.

86) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10

87) Xem Propositio, 10.

88) Xem C.I.C Can. 443 # 4; 468 # 1 và 2.

89) Xem Propositio, 10.

90) Tài liệu Công đồng viết: “Vì Giám mục trong Giáo hội mình không thể chỉ huy toàn đoàn chiên mọi lúc, mọi nơi, người cần thiết lập nhiều giáo đoàn tín hữu, trong đó quan trọng hơn cả là giáo xứ, được tổ chức tại địa phương dưới quyền dẫn dắt của một vị chủ chăn thay mặt Giám mục, một cách nào đó, các họ đạo tiêu biểu cho Giáo hội hữu hình được thiết lập trong hoàn vữ” (Vaticanô II - Hiến chế Sacrosanctum Consilium, 42).

91) Hiến chế Lumen Gentium, 28.

92) Gioan-Phaolô II - Tông huấn Catechesi Tradendae, 67 AAS 71 (1979); 1333.

93) CIC Can. 515 # 1.

94) Xem Propositio, 10.

95) Sacrosanctum Consilium, 42.

96) Xem Can. 555 # 1.1

97) Xem Can. 383 # 1

98) Phaolô VI - Bài diễn văn đọc trước Giáo sĩ Roma (24-6-1963): AAS 55 (1963) 6711.

99) Propositio, 11

100) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10

101) ltd

102) Xem Propositio, 10.

103) Thánh Grêgôriô Cả - Bài giảng về Ez II,l.5.

104) Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 16.

105) Gioan Phaolô II - Kinh Truyền Tin (23.8.1987). Insegnamenti X,3 (1987), 240.

106) Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 18.

107) Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 19. - xem tld, 15; Hiến chế Lumen Gentium, 37.

108) CIC Can. 215