Bí tích xức dầu bệnh nhân (2)
(tiếp theo và hết)
PHỤNG VỤ BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Cha Giuse được mời đến một bệnh viện tại Los Angeles để xức dầu cho một bà cụ tên là Gladys. Bà bị bất tỉnh và xem chừng không còn sống được. Cha đến gặp bà tại phòng bệnh bà chung với một bệnh nhân khác. Cha cũng gặp tám người thân thuộc trong gia đình bà. Ngài mời gia đình quây quần chung quanh giường bệnh và đặt tay trên bà đang khi ngài cử hành Phụng vụ Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Sau khi xức dầu cho bà Gladys, bà bệnh nhân bên cạnh quá cảm động nên cũng xin được xức dầu. Thì ra bà ấy cũng là người Công giáo, nhưng đã không sống đạo từ nhiều năm rồi.
Bà Gladys tiếp tục hồi phục sau cơn hôn mê và được bình phục hoàn toàn.
Câu truyện trên cho thấy hai điểm quan trọng về Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Chữa lành là một hành động của Giáo Hội
Trước hết, Bí tích Xức dầu Bệnh nhân không phải là một hành vi riêng tư giữa linh mục với bệnh nhân. Nhưng đó là một hành vi công cộng, liên hệ tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô. Vì như thánh Phaolô nói: “Không có chia rẽ trong thân thể… Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau” (1 Cr 12,25-26).
Nói khác đi, Nhiệm Thể Chúa Kitô cũng giống như thân thể con người. Nếu một phần tử bị thương tích, hoạt động của toàn thân cũng chịu ảnh hưởng chứ không riêng phần tử ấy.
Điều này đưa chúng ta sang điểm thứ hai.
Ai có thể được lãnh nhận Bí tích?
Bà Gladys đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân trong lúc bất tỉnh. Điều này cho chúng ta ý niệm sau: nếu chúng ta thường lãnh nhận những bí tích khác đang khi sống thì chúng ta không thể bị từ chối lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân, ngay cả lúc chúng ta bất tỉnh hoặc lẫn lộn do thuốc thang, đau yếu hoặc tuổi già.
Có thể một ít người sẽ ngạc nhiên khi thấy một người không Công Giáo nhưng đã được rửa tội cũng xin lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân, miễn là họ xin lãnh nhận và tin Chúa Kitô hành động qua bí tích ấy.
Thường thường những người lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là những người sau đây:
- những ai đau đớn vì một cơn bệnh nặng,
- những ai đau đớn vì quá yếu mệt do tuổi già,
- những ai đã được xức dầu, nhưng đau lại do một cơn bệnh khác hoặc chính cơn bệnh ấy trở nên nặng hơn,
- những ai sắp bị giải phẫu vì một cơn bệnh trầm trọng,
- các em nhỏ đau nặng và đã đủ tuổi khôn để hiểu và đáp lại bí tích với lòng tin.
Một tài liệu hướng dẫn của các Giám mục Hoa-kỳ định nghĩa sự đau yếu theo nghĩa rất rộng, tức là bất cứ sự đau yếu nào thuộc thể xác, cảm xúc hoặc tinh thần có ảnh hưởng trên đức tin của một người. Nếu không rõ có nên xin xức dầu cho một người hay không thì hãy hỏi ý kiến linh mục. Nhưng tốt hơn cả là chính đương sự nên quyết định lấy. Câu hỏi thật giản dị: Tình trạng của người đau yếu đã tới lúc họ cần sự chữa lành của Đức Kitô và lời cầu nguyện chữa lành của Giáo Hội chưa?
Điều này đưa chúng ta tới việc ban hành bí tích.
Cử hành Bí tích gồm có ba bước
Bí tích Xức dầu Bệnh nhân được ban tại tư gia hay tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho phép, thì nơi lý tưởng nhất vẫn là nhà thờ giáo xứ và trong một “Thánh lễ chữa lành” quy tụ mọi người đau yếu trong cộng đoàn để lãnh nhận bí tích. Nghi thức gồm có ba bước.
Trước hết, linh mục bắt đầu, chào đón bệnh nhân và những người có mặt. Sau đó là một ít lời nguyện và một đoạn Kinh Thánh.
Tiếp theo, linh mục đặt tay trên người đau yếu và thinh lặng cầu nguyện. Nếu thấy thích hợp, chủ sự có thể mời tất cả những người hiện diện cũng làm như ngài. Cử chỉ đặt tay trên một người cũng là cử chỉ Đức Giêsu đã làm khi Ngài chữa kẻ đau yếu (Mc 6:5).
Thứ ba, linh mục lấy dầu thánh, đọc lời tạ ơn và xức dầu trên trán bệnh nhân đang khi ngài nói: “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ con.” Đáp lại, bệnh nhân thưa: “A-men.”
Rồi linh mục xức dầu trên hai bàn tay bệnh nhân, ngài nói: “Xin Chúa giải thoát con khỏi mọi tội lỗi, và thương làm cho con thuyên giảm.” Bệnh nhân lại thưa: “Amen.”
Như đã nói ở trên, Đức Giêsu và các môn đệ thường xức dầu cho những người đau yếu (Ga 9, 11; Mc 6, 13).
Nghi thức kết thúc với việc mọi người hiện diện cùng đọc kinh Lạy Cha và chủ sự ban phép lành cho những người hiện diện.
Nếu bệnh nhân muốn lãnh nhận Bí tích Hòa giải thì linh mục thường giải tội cho họ trước khi cử hành Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân được xức dầu ngoài Thánh lễ và muốn rước lễ thì linh mục cho họ rước Mình Thánh Chúa sau khi cùng đọc kinh Lạy Cha.
ĐỌC VÀ SUY NIỆM KINH THÁNH
1. Đức Giêsu chữa lành người ta Mátcô 1, 29-2, 12
2. Đức Giêsu chia sẻ quyền năng chữa lành Luca 10,1-9
3. Các môn đệ Chúa chữa lành người ta Luca 10,17-24
4. Giáo Hội sơ khai chữa lành kẻ yếu đau Công Vụ Tông Đồ 5,12-16
5. Hãy đến với Giáo Hội để được chữa lành Giacôbê 5,13-20
THẢO LUẬN
1. Đức Giêsu đã lo lắng cho những người đau yếu như thế nào?
2. Sau khi Đức Giêsu lên trời, Giáo Hội Ngài tiếp tục sứ vụ chữa lành thế nào?
3. Tại sao nên có những người khác hiện diện khi cử hành Bí tích Xức dầu Bệnh nhân?
4. Bí tích Xức dầu Bệnh nhân được cử hành như thế nào?
CHIA SẺ
1. Giải thích những tư tưởng sau đây:
- “Con cảm tạ Chúa đã cho con đôi mắt để nhìn. Con cũng cảm tạ Chúa về sự mù lòa của con, nhờ đó con thấy con rõ hơn.” (Old Lodgeskins trong phim Little Big Man)
- “Ai chưa từng nếm ưu phiền
Ai chưa từng sống trong miền tối tăm
Chưa từng khóc lóc vãn than
Thì chưa biết Đấng trên ngàn mây xanh.” (Johann Wolfang von Goethe)
2. Thánh Phaolô viết: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì ích lợi cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1:24). Thánh Phao-lô muốn nói gì? Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người đau yếu đóng góp vào Giáo Hội bằng những đau khổ của họ như thế nào?
3. Sự đau yếu còn gây thêm nhiều điều khác ngoài đau đớn thể xác. Nó khiến bệnh nhân phải lệ thuộc vào người khác ngay trong những nhu cầu căn bản nhất. Hậu quả là gì? Chán nản. Sự thông đạt không còn nữa. Cảm thấy mọi người, kể cả Chúa, bỏ rơi mình. Bí tích Xức dầu Bệnh nhân nhắm đến toàn diện tình trạng này. Bí tích giúp tất cả con người thắng vượt những trở ngại ngăn chặn ân sủng và ơn cứu chuộc do sự đau yếu gây nên. Bạn hãy nhớ lại một cơn bệnh nặng bạn hoặc người thân của bạn đã chịu và hãy chia sẻ những hậu quả nó gây nên cho bạn.
4. Nhớ lại lần nào đó bạn đã được xức dầu hoặc bạn đã hiện diện trong một buổi xức dầu cho bệnh nhân. Lần ấy có ảnh hưởng gì đối với bạn?
Mark Link, S.J., The Catholic Vision III – 24
Chuyển ngữ: Lm Trần đình Nhi
- HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁO HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁOTrung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Công bố tài liệu “Các lộ trình cho giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng" Thượng Hội đồng Giám mục
Ngày 07/7/2025, Ủy ban Tổng thư ký Thượng Hội đồng đã công bố tài liệu “Các lộ trình cho giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng”.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (18/6/2025): Bài 18 - Chữa lành người bại liệt - “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (18/6/2025): Bài 18 - Chữa lành người bại liệt - “Anh có muốn khỏi bệnh không?”
Khi chúng ta gặp trở ngại nào trong cuộc sống, hãy hướng về Chúa Giêsu, xin Người chữa lành để đón nhận cuộc sống mới Người ban.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (11/6/2025): Bài 17 - Người mù Bartimê - “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” (Mc 10,49) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (11/6/2025): Bài 17 - Người mù Bartimê - “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” (Mc 10,49)Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (04/6/2025): Bài 16 - Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,4) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (04/6/2025): Bài 16 - Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,4)
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu, đặc biệt là những người trẻ tuổi, hãy quảng đại và nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Chúa.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁO
Hành hương - Cầu nguyện - Truyền giáo là hành trình không thể tách rời trong Năm Hy Vọng 2025.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more
- Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more