Suy niệm Bài đọc 1 - Chúa Nhật XIV thường niên - năm C - Is 66,10-14 - Thiên Chúa biểu dương quyền năng

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 1 | Cật nhập lần cuối: 7/4/2025 4:19:08 PM | RSS

"Đây Ta khiến sông bình an chảy vào nó"

Trích sách Tiên tri Isaia (Is 66,10-14)

 10 Hãy vui mừng với Giê-ru-sa-lem,
hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ,
hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô!
Hãy cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng,
hỡi tất cả những người đã than khóc Thành Đô,

11 để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi,

được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang,
như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ.

12 Vì ĐỨC CHÚA phán như sau:
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả,
và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ.
Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,
được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối.

13 Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy;
tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về.

14 Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc,
thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.
ĐỨC CHÚA sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết,
và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù.

Chúng ta đang ở trong đoạn cuối của sách Isaia, trong những chương từ 55 đến 66, tức là phần được gọi là sách Isaia thứ Ba. Tiên tri phóng cho chúng ta tới thời viên mãn để chúng ta chiêm ngắm tạo vật được đổi mới. Thiên Chúa sẽ đổi mới lại tất cả: «Hãy vui mừng… hãy hoan hỷ, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang, như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ… thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.»

Sách Isaia kết thúc bằng những lời hứa hạnh phúc: không còn tang tóc, không còn đói khát. Chúng ta cũng tìm thấy những lời hứa ấy trong phần cuối sách Khải Huyền của thánh Gioan. Thời nào cũng giống như thế, đó là ước mơ của con người… Và trong đức tin, con người biết đây không chỉ là ước mơ, nhưng là một lời hứa. Và Thiên Chúa luôn giữ lời hứa. Tiên tri không vì thế mà quên lịch sử có những lúc chậm trễ, và những khó khăn của hiện tại, và ngài có những lời khuyến cáo những ai chống đối lại công trình của Thiên Chúa. Nhưng bài đọc hôm nay chỉ tuyển chọn những lời có tính cách an ủi.

Câu 13 «Ta sẽ an ủi các ngươi» có thể tóm lược trung thực nhất toàn bài này. Tức là mọi sự đều không hay nhưng chúng ta cần được an ủi! «Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về», cụm từ «an ủi» được lặp lại ba lần.

Chúng ta thường thấy trong những lúc gian truân ngôn sứ là người biết khơi dậy hy vọng. Bài chúng ta đọc hôm nay cũng được viết trong một thời kỳ rất khó khăn do một ngôn sứ gọi là Isaia thứ Ba, ông là một trong những môn đệ Isaia (lời của ông được ghép vào sách của ngôn sứ Isaia Cả). Isaia thứ Ba rao giảng ngay sau khi từ Babylon trở về, khoảng năm 535 trước CN. Những người lưu đày về xứ sau bao nhiêu năm ước mơ nhưng không tìm thấy được sự đón rước như họ mong đợi khi còn ở xứ người.

Họ đã về Giêrusalem thật rồi mà ngôn sứ nói họ than khóc: «Hãy cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng, hỡi tất cả những người đã than khóc Thành Đô». Thật vậy Giêrusalem không còn như lúc họ ra đi. Đền Thánh chỉ còn là một đống gạch tàn, năm mươi năm sau (thành bị tàn phá và dân bị đày vào khoảng năm 587), một phần của thành phố cũng cùng trong một số phận. Những người ra đi thường bị quên lãng, thay thế… Nhất là sau năm mươi năm lao tù! Chính vì thế Isaia loan báo: Giêrusalem sẽ sống lại, anh em có thể không còn than khóc.

Cũng vì lẽ ấy ngài nói rõ: «Tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về». «Như mẹ hiền an ủi con thơ» xin đừng vì thế mà cho rằng Chúa là phái nữ. Muốn nói Thiên Chúa là nam hay nữ là nói sai, đó là xem Chúa theo hình ảnh con người. Trong lúc Chúa không là hình ảnh con người mà con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Nhưng sự âu yếm của Thiên Chúa được so sánh với tâm tình rung động của lòng người mẹ: đó là hình ảnh đẹp nhất con người có thể tìm thấy trong trải nghiệm con người để nói về tình yêu Thiên Chúa dành cho con cái mình. «Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy» là công trình của Thiên Chúa, không phải của ta. Công trình của Thiên Chúa luôn luôn đồng nghĩa với bình an: «Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả». Từ nay Giêrusalem xứng đáng được mang tên «Thành phố hoà bình», sẽ là nơi quy tụ mọi dân tộc: «Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ». Chỉ có Thiên Chúa mới có thể hoàn tất công trình canh tân thế giới.

Thế nhưng Thiên Chúa có thể làm được gì không? Có nhiều người bắt đầu nghi ngờ: khi những người đương thời với Isaia đã mất niềm tin của, họ cần được nhắc nhở không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa, như khi xưa thiên thần Chúa nói với Ápraham và Sara «Nào có điều gì kỳ diệu vượt sức ĐỨC CHÚA?» (St 18,14), cũng như Thiên Chúa nói với Môsê vào ngày ông chán nản «ĐỨC CHÚA mà chịu bó tay sao?» (Ds 11,3); Isaia cũng quả quyết: «ĐỨC CHÚA sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết.» (c.14)

Ngôn sứ từ chối nghe những lời chán nản nổi lên nói rằng Thiên Chúa không thể nào làm gì được với những kẻ ác ý, bản năng họ là tìm quyền lực, giành ảnh hưởng, gây chiến tranh… Vài trang trước, ngài lớn tiếng nói lên: «Này, không phải ĐỨC CHÚA ngắn tay không thể cứu, cũng chẳng phải Người nặng tai không nghe được» (Is 59,1). Đây là một cách nhắc lại cuộc giải phóng khỏi Ai Cập. Khi bụi gai bừng cháy, lúc Thiên Chúa trao sứ mạng cho Môsê đi giải thoát dân khỏi ách nô lệ Ai Cập, Ngài phán: «Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập» (Xh 3,7) và nhiều thế kỷ sau đó cuộc giải phóng khỏi Ai Cập thường được ca ngợi: «Ta là ĐỨC CHÚA. Ta sẽ cứu các ngươi khỏi phải làm việc khổ sai cho người Ai-cập, sẽ giải thoát các ngươi khỏi làm nô lệ chúng» (Xh 6,6). Lời của Isaia: «Này, không phải ĐỨC CHÚA ngắn tay không thể cứu, cũng chẳng phải Người nặng tai không nghe được» (Is 59,1) là một cách nhắc lại niềm tin, vì dân chúng rất cần nghe trong thời buổi nản lòng này. Thiên Chúa đã giải thoát họ bao nhiêu lần trong quá khứ, Ngài sẽ không bỏ rơi họ.

Câu: «Để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang, như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ» cũng là một câu nhắc lại thời Xuất Hành. Trong lúc băng qua sa mạc dân chúng có những lúc phải đói khát, những lúc ấy là những thử thách khủng khiếp cho đức tin của họ. Nhưng rồi Chúa cũng ban cho những điều cần thiết. Từ nay họ được no đầy: «Được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang.»

Có thể những người Do Thái thời Chúa Giêsu rất thuộc sách Isaia, vì có những bài trong Tân ước rất đáng ngạc nhiên: ví dụ liên quan giữa câu 14 sau đây «ĐỨC CHÚA sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết» với thư thứ hai thánh Phêrô (2 Pr 3,8-13) «Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải… trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng. Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị.» Isaia đã không nói gì hơn.

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut 
Nguồn: L’intelligence des Ecritures, Socéval Editions
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân

 

  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (18/6/2025): Bài 18 - Chữa lành người bại liệt - “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (18/6/2025): Bài 18 - Chữa lành người bại liệt - “Anh có muốn khỏi bệnh không?”

    Khi chúng ta gặp trở ngại nào trong cuộc sống, hãy hướng về Chúa Giêsu, xin Người chữa lành để đón nhận cuộc sống mới Người ban.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (11/6/2025): Bài 17 - Người mù Bartimê - “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” (Mc 10,49) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (11/6/2025): Bài 17 - Người mù Bartimê - “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” (Mc 10,49)
     
    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (04/6/2025): Bài 16 - Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,4) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (04/6/2025): Bài 16 - Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,4)

    Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu, đặc biệt là những người trẻ tuổi, hãy quảng đại và nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Chúa.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (28/5/2025): Bài 15 - Dụ ngôn người Samaria nhân hậu (Lc 10,33b) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (28/5/2025): Bài 15 - Dụ ngôn người Samaria nhân hậu (Lc 10,33b)
     
    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Sống Năm thánh 2025 trong viễn tượng truyền giáo Sống Năm thánh 2025 trong viễn tượng truyền giáo

    Để loan báo Tin Mừng cách hiệu quả cần cầu nguyện để nuôi dưỡng niềm hy vọng và sống chứng nhân cho niềm hy vọng.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh

    Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...

    Rated 0/5 based on 0 customer reviews
Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...