Sự kiện Năm thánh Giới trẻ sắp chính thức khai mạc.
Tốt nghiệp không phải là kết thúc, mà là khởi đầu của sứ vụ
WTGPSG (29/5/2025) – Toàn văn bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm trong Thánh lễ Bế giảng năm đào tạo 2024-2025 Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn vào thứ Năm, ngày 29/5/2025.
1. Cảm nhận về lễ trao bằng tốt nghiệp
Các thầy rất thân mến, hồi nãy tôi ngồi dưới tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp triết học, thần học của các thầy. Tôi thấy rất oai vệ và đẹp đẽ. Thời của tôi không được như vậy, lúc đó còn tăm tối, mọi việc làm rất âm thầm, kín đáo, chỉ vội vã cho xong, không có lễ ra trường oai nghiêm như bây giờ. Hầu như không có lễ ra trường. Nhưng khi tôi đi du học nước ngoài thì mới có lễ ra trường.
2. Ý nghĩa lễ tốt nghiệp – “Commencement Ceremony”
Điều tôi lấy làm lạ là lễ ra trường trong tiếng Anh gọi là Commencement exercise hay Commencement ceremony. Từ “Commencement” nghĩa là sự khởi đầu. Điều lạ là ngày lễ tốt nghiệp kết thúc giai đoạn học lại được gọi là sự khởi đầu.
Trong ngày lễ đó, người ta thường mời diễn giả là những nhân vật thành công trong nhiều lĩnh vực: tôn giáo, xã hội, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật. Họ dựa vào kinh nghiệm bản thân để chia sẻ với sinh viên về cách làm sao để thành công trong cuộc đời.
Vậy lễ tốt nghiệp không chỉ kết thúc giai đoạn học, mà còn là sự khởi đầu cho một hành trình mới.
3. Hành trình mới – Tiếp tục học và đào tạo
Hành trình mới là quá trình tiếp tục học, hay nói đúng hơn là tiếp tục đào tạo.
- Đặc điểm thứ nhất: Tự đào tạo
Khi còn ở đại chủng viện, các thầy được các cha đào tạo, hướng dẫn từng bước về mọi mặt: nhân bản, tri thức, thiêng liêng, mục vụ.
Nhưng khi ra ngoài làm việc, các thầy phải tự đào tạo bản thân mình.
Việc tự đào tạo không chỉ kéo dài đến lúc được phong linh mục, mà còn tiếp tục trong suốt cuộc đời linh mục, trên cả bốn chiều kích: nhân bản, tri thức, thiêng liêng, mục vụ.
Ở thời đại trước, khi con người có cảm thức linh thánh mạnh mẽ, linh mục được quý trọng vì là người của thế giới thiêng liêng. Nhưng trong thời đại hiện nay, được gọi là thời đại tục hóa, người ta nhìn linh mục trước hết như một con người, vì vậy nhân bản và tri thức vẫn rất quan trọng.
Cách sống, ứng xử, và sự hiểu biết của các thầy có đáng để người khác kính trọng không? Nếu có, họ sẽ nghe các thầy nói. Do đó, việc tự đào tạo không chỉ là về thiêng liêng và mục vụ, mà còn về nhân bản và tri thức, nhất là khi tri thức ngày càng gia tăng.
- Đặc điểm thứ hai: Tự đào tạo tại hiện trường
Khi còn ở đại chủng viện, các thầy được đào tạo trong lớp học, thư viện, môi trường đại chủng viện. Khi ra ngoài, công việc tự đào tạo phải diễn ra ngay tại hiện trường, nơi các thầy được sai đến làm việc.
Có nhiều thách thức khi áp dụng kiến thức thần học vào thực tế mục vụ. Ví dụ, tại sao học triết học, thần học đầy đủ mà khi dạy giáo lý người dân không hiểu? Có thể vì dùng những thuật ngữ cao siêu, xa lạ với đời sống người dân.
Các thầy phải tìm cách truyền tải Tin Mừng phù hợp với môi trường sống người dân. Tùy môi trường, cách tiếp cận cũng khác nhau: giáo xứ thành phố đông đúc hay giáo xứ nông thôn dân cư thưa thớt, nghèo khó. Các thầy phải quyết định là ngồi chờ người ta đến hay chủ động đi đến với họ.
4. Sứ mạng loan báo Tin Mừng
Ngày hôm nay, các thầy vừa nghe các bài đọc của thứ Năm tuần VI Phục sinh, chuẩn bị cho lễ Chúa Giêsu lên trời (lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh sứ mạng lớn lao: loan báo Tin Mừng đến tận cùng thế giới.
Cuộc sống của các thầy cũng phải hướng về sứ mạng này. Không phải làm linh mục vì lợi ích vật chất, danh tiếng hay địa vị, mà mục đích tối hậu là thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng mà Chúa trao cho Hội Thánh.
5. Lời chia sẻ cuối cùng
Đây là những tâm tình tôi muốn chia sẻ với các thầy, như những người anh em trong cùng ơn gọi. Tôi chia sẻ niềm vui với tất cả các thầy trong ngày lễ bế giảng, đặc biệt với những anh em nhận bằng tốt nghiệp triết học, thần học.
Cùng với niềm vui, tôi mong các thầy quan tâm để sau giai đoạn ở đại chủng viện, tiếp tục tự đào tạo trong môi trường mục vụ mà Chúa sai đến, nhằm trở thành những sứ giả Tin Mừng đích thực, mang lại nhiều hoa trái cho Chúa và Hội Thánh như lòng Người mong ước.
Nguồn: tgpsaigon.net
- Rôma sẵn sàng cho sự kiện Năm thánh Giới trẻ Rôma sẵn sàng cho sự kiện Năm thánh Giới trẻTrung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Năm Thánh 2025: Suy tư về Bí tích Hòa giải như bảo chứng niềm hy vọng. Năm Thánh 2025: Suy tư về Bí tích Hòa giải như bảo chứng niềm hy vọng.
Năm Thánh khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, nhất là trong đời sống gia đình.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Sự kiện Năm Thánh dành cho các nhà truyền giáo kỹ thuật số Sự kiện Năm Thánh dành cho các nhà truyền giáo kỹ thuật số
Một sự kiện đặc biệt về cầu nguyện, đào tạo và tình huynh đệ từ ngày 28 đến ngày 29/7/2025.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chiều Kích Thần Học Phụng Vụ Về Hành Hương Chiều Kích Thần Học Phụng Vụ Về Hành Hương
Việc hành hương phản ánh mối liên hệ sâu sắc giữa đức tin và hành trình sống đức tin của người lữ hành.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁO HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁO
Hành hương - Cầu nguyện - Truyền giáo là hành trình không thể tách rời trong Năm Hy Vọng 2025.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- HÀNH HƯƠNG - CẦU NGUYỆN - TRUYỀN GIÁO
Hành hương - Cầu nguyện - Truyền giáo là hành trình không thể tách rời trong Năm Hy Vọng 2025.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more
- Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more