-
Giáo Chức Công Giáo Tổng Giáo phận Sài Gòn họp mặt tháng 10/2024
Nội dung sinh hoạt hàng tháng của nhóm Giáo chức Tổng Giáo phận Sài Gòn.
-
Giáo chức với sứ mạng loan báo Tin Mừng
Thầy cô giáo Công giáo cần giới thiệu về Chúa cho đồng nghiệp và học trò của mình bằng gương sáng và kinh nghiệm.
-
Từ chiếc áo trắng Thiếu nhi Thánh Thể
Tâm tình hân hoan tạ ơn Chúa vì những điều tốt đẹp Ngài đã thực hiện trong hành trình cuộc đời.
-
Trung tâm Mục vụ - Nội dung sinh hoạt hàng tháng của giới Giáo chức TGP Sàigòn
Nội dung sinh hoạt hàng tháng của giới Giáo chức Tổng Giáo phận Sàigòn.
-
Kitô hữu sống chiều kích tham gia trong Giáo hội hiệp hành
"Kiên nhẫn trong mọi việc theo ý Chúa muốn, và tự hạ để dám đặt mình dưới chân người khác."
-
Kitô giáo trong hành động
Kitô hữu thực thi sứ mạng loan báo Tin Mừng là sống sứ mạng của Chúa Giêsu và của Hội Thánh.
-
Nén bạc cơ hội Chúa trao
Nén bạc thời gian Chúa trao cho ta chỉ sinh hoa lợi khi biết cho đi, phục vụ bằng tình yêu.
-
Sự giằng co giữa con tim và bàn tay
Đón nhận tình yêu từ nguồn mạch lòng thương xót Chúa để có thể chia sẻ, cho đi với tình yêu.
-
Trung tâm Mục vụ 26.02.2024 - Sống giây phút hiện tại
"Làm thế nào để nối kết quá khứ - hiện tại - tương lai, để sống trọn vẹn hiện tại trong năm 2024 này?"
-
Trung tâm Mục vụ 26.02.2024 - Tìm Chúa và gặp Chúa
Gặp gỡ Chúa nơi Bí tích Thánh thể, nơi tha nhân, nơi chính mình.
-
Bốn cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn
Kinh Mân Côi là vũ khí thiêng liêng nên cần tận dụng thời gian và cơ hội để cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi.
-
Tháng Mân Côi: lần chuỗi cùng Mẹ Maria
Học với Mẹ Maria cách chiêm niệm đích thực là tìm kiếm ý nghĩa của các mầu nhiệm thiêng liêng và dân thân thực hành cụ thể.
-
Lời Sống tháng 10/2024: Tinh thần phục vụ
Lời Chúa mời gọi người làm lớn đừng sống cho mình và những lợi lộc cá nhân nhưng sống cho người khác.
-
Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...
Buổi họp báo về Thượng Hội đồng: Tài liệu Cuối cùng của Thượng Hội đồng có giá trị Huấn quyền
WGPSG (27/10/2024) - Buổi họp báo giới thiệu một số điểm của tài liệu do Đại hội Thượng Hội đồng tại Vatican đưa ra, đã có lời mời gọi thay đổi ngôn ngữ và cách nhìn: chúng ta không còn nói về Giáo hội hoàn vũ như một tổ chức đa quốc gia với nhiều văn phòng, hay như một trung tâm thương mại với các chi nhánh xa xôi. Thay vào đó, có một "hiệp thông giữa các Giáo hội" đang ngày càng tích hợp nhiều giáo dân và phụ nữ hơn. Vấn đề về chức phó tế nữ vẫn còn bỏ ngỏ.
Giá trị Huấn quyền của Tài liệu Cuối cùng, xây dựng cộng đoàn qua mối tương quan giữa các Giáo hội, và cách thức làm việc của các "nhóm nghiên cứu" về những khía cạnh cụ thể đã nổi lên trong quá trình thảo luận mà Đức Thánh Cha mong muốn được xem xét thêm. Vai trò đóng góp của giáo dân và phụ nữ trong việc xây dựng một Giáo hội ngày càng tham gia tích cực và ít tính chất quyền lực hơn. Đây là những chủ đề mà các nhà báo tại phòng báo chí Vatican đã yêu cầu làm rõ trong buổi họp báo kết thúc Khóa họp thứ hai của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI.
Cùng với Bộ trưởng Paolo Ruffini, Chủ tịch Ủy ban Thông tin, và bà Christiane Murray, Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, còn có sự hiện diện của Hồng Y Mario Grech, Tổng Thư ký của Văn phòng Thượng Hội đồng, Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Tổng Tường trình viên, nữ tu Maria de los Dolores Palencia Gómez, CSJ, chủ tịch đại biểu, cùng hai thư ký đặc biệt là linh mục Giacomo Costa, SJ, và Đức Cha Riccardo Battocchio.
Tài liệu Cuối cùng có giá trị Huấn quyền
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra để xóa tan sự nghi ngờ về tính chất huấn quyền của Tài liệu Cuối cùng là: Đức Thánh Cha quyết định không công bố một tông huấn hậu Thượng Hội đồng thì được hiểu như thế nào về tương lai của các văn kiện giáo hoàng? Nhà thần học Battocchio trả lời rằng điều Đức Thánh Cha tuyên bố hoàn toàn phù hợp với Tông hiến Episcopalis communio, trong đó nói rằng nếu được Đức Giáo hoàng chấp thuận rõ ràng, tài liệu sẽ thuộc Huấn quyền của ngài, không mang tính chất pháp lý, nhưng đưa ra những định hướng.
Hồng y Grech bổ sung: "Có một tài liệu không được viết ra, đó chính là kinh nghiệm - một kinh nghiệm rất tuyệt vời trong năm qua. Hoa trái đầu tiên là phương pháp hiệp hành, đồng thời là chìa khóa để giải quyết các chủ đề khác". Hồng y Hollerich nhớ lại rằng năm ngoái, có những nhóm đa số và thiểu số trong đại hội, đầy hoài nghi lẫn nhau. Tuy nhiên, nhờ phát triển phương pháp hiệp hành, thái độ này đã thay đổi. "Một số ý kiến vẫn khác biệt, điều đó là không thể tránh khỏi, nhưng năm nay chúng ta thực sự đã sống tinh thần hiệp hành. Không ai buồn phiền. Giờ đây, chúng ta cần trở thành sứ giả của hoa trái này. Chúng ta không chỉ quy tụ để xem xét cơ cấu của Giáo hội hay đấu tranh giữa các phe phái."
Thay đổi ngôn ngữ: Giáo hội không phải là một tổ chức đa quốc gia
Trong Tài liệu Cuối cùng, không còn sử dụng thuật ngữ "Giáo hội hoàn vũ" theo cách hiểu như một tổ chức đa quốc gia với nhiều văn phòng, hay như một trung tâm thương mại với các chi nhánh xa xôi. Cần phải chấp nhận một ngôn ngữ mới: thực sự có một sự hiệp thông giữa các Giáo hội, để minh chứng rằng có thể hiệp nhất trong tín lý, như các chi thể của một thân thể duy nhất trong Đức Kitô. Các Giáo hội địa phương không phải là những "tầng lớp", mà đơn giản là "những cách thức khác nhau để sống mối tương quan". Khi Đức Thánh Cha nói rằng tài liệu "không có giá trị pháp lý", không có nghĩa là nó không bắt buộc các Giáo hội, mà chỉ ra một hướng đi để mọi người cùng tiến bước, trong sự đa dạng vốn có từ lúc khởi đầu của Giáo hội Đức Kitô. "Vì vậy, không phải là những luật lệ từ một cơ quan trung ương đưa ra để các vùng ngoại vi thích nghi, mà là một lời kêu gọi hoán cải (không chỉ về mặt luân lý), tức là một lời mời gọi sống các mối tương quan trong Giáo hội theo cách khác."
Gốc rễ và lữ hành
Đức Cha Battocchio tiếp tục khi trình bày về Tài liệu Cuối cùng: "Những điểm quan trọng có thể trở thành men giúp cho thực tại truyền giáo của Giáo hội phát triển". Quan điểm "gốc rễ và lữ hành" là cách mà Giáo hội muốn đáp lại và làm chứng trong một thế giới toàn cầu hóa, cha Costa khẳng định khi trả lời một câu hỏi về cách dung hòa giữa các yêu cầu của các Giáo hội Đông phương, đặc biệt liên quan đến phụng vụ, và của Giáo hội Latinh, trong bối cảnh di dân, thường là bắt buộc, có nguy cơ làm mất đi truyền thống, nghi lễ và những nét đặc thù tôn giáo-văn hóa: "Việc có gốc rễ là rất quan trọng," vị linh mục Dòng Tên nói, "nhưng chúng ta không thể sống với những bức tường, cố thủ trong lập trường của mình." Ngài cũng bổ sung rằng một trong những điểm nổi bật của đại hội chính là khám phá lại di sản của các Giáo hội Đông phương, một kho tàng lớn lao. Chẳng hạn cũng giống như sự phong phú mà nữ tu Maria đã trải nghiệm trong công việc mục vụ của mình với hơn 30 quốc tịch khác nhau ở Mexico.
Cha Costa cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng: Giáo hội Latinh và Giáo hội Công Giáo không hoàn toàn giống nhau. Chúng không đồng nhất, chính vì có sự phong phú trong cách đức tin đã được nhập thể theo nhiều cách khác nhau. Do đó, điều này cần được gìn giữ nhưng không với sự cứng nhắc, mà là tìm cách "chúng ta phải thay đổi như thế nào". "Chúng ta phải trở thành một trung tâm mà ở đó những người rất khác nhau có thể nhận ra nhau như anh chị em, con cái của một Người Cha duy nhất."
Giáo dân và thừa tác viên có chức thánh, những vai trò bổ trợ lẫn nhau
Xung quanh số 76 của Tài liệu Cuối cùng, đã được làm rõ rằng "vấn đề không phải để so sánh giữa những gì mà thừa tác viên có chức thánh có thể làm và những gì mà giáo dân có thể làm". Đây là những hình thức phục vụ khác nhau nhưng có thể được thực hiện theo cách tích hợp và năng động, và giáo dân không nên bị xem như "người thay thế". Điều này chắc chắn đúng ở những vùng xa xôi trên thế giới, nhưng cũng cả ở Châu Âu, nơi ngày càng thế tục hóa. Hồng y Hollerich cho rằng, "có thể xem xét mở rộng không gian cho nhiều vai trò hơn", miễn là hiểu Giáo hội theo một tầm nhìn cộng đoàn, không phải theo kiểu kim tự tháp. Dĩ nhiên, trong phụng vụ – một chủ đề vẫn cần được xem xét kỹ hơn – "không có kế hoạch thay thế linh mục bằng giáo dân", như đã được khẳng định. Tuy nhiên, khi cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của vùng lãnh thổ, "có thể có một phụng vụ mang tính tham gia hơn". Hồng y Hollerich đã chia sẻ về việc ngài thường xuyên cử hành Thánh lễ trong giáo phận của mình, nơi có nhiều người Bồ Đào Nha, bằng ngôn ngữ của họ, và đôi khi sử dụng sách lễ Brazil với sự tham gia rộng rãi hơn. Thực tế, tầm quan trọng của Thánh lễ Chúa nhật đã được nhấn mạnh trong quá trình làm việc của Thượng Hội đồng, như là "nơi mà người ta học hỏi và có thể hiểu được một cách tượng trưng ý nghĩa của việc xây dựng cộng đoàn sống theo Tin Mừng một cách chân thực."
Chức phó tế nữ vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ
"Hiện nay, hệ thống đào tạo đã bao gồm nhiều vai trò khác nhau tham gia vào việc đào tạo các thừa tác viên có chức thánh," Đức Cha Battocchio giải thích về sự đóng góp của phụ nữ trong các chủng viện và cách mà vai trò này có thể phát triển trong tương lai. "Điều này phụ thuộc vào từng bối cảnh. Nhiều chủng viện đã có sự tham gia tích cực của các gia đình, của nam giới và nữ giới không thuộc hàng giáo sĩ." Về phía mình, Hồng y Luxembourg khẳng định: "Tôi không muốn các chủng sinh mất đi sự đóng góp quý báu mà phụ nữ có thể mang lại." Hồng y Grech kể về chuyến thăm gần đây của ngài đến một nơi ở Châu Âu, nơi có một cặp vợ chồng tham gia hỗ trợ công việc này: "Đây đã là một kinh nghiệm thực tế, không phải là sáng kiến của Thượng Hội đồng. Ở Mỹ Latinh, những ân ban, đặc sủng và thừa tác vụ này đã được thực hiện và Thượng Hội đồng rất trân trọng."
Vấn đề liệu phụ nữ có được phong chức phó tế hay không vẫn là một câu hỏi để ngỏ. Hồng y Hollerich nhấn mạnh rằng "đây là một vấn đề rất nhạy cảm". Ngài lưu ý rằng Đức Thánh Cha không khẳng định rằng phụ nữ sẽ được phong chức, cũng như không phủ nhận điều đó. "Ngài nói rằng đây vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ."
Số phận của các Nhóm nghiên cứu
Mười "Nhóm nghiên cứu" sẽ hoàn thành công việc của họ vào tháng Sáu. Về tương lai của công việc này, cha Costa không nghĩ rằng sẽ có sự quay trở lại với Đại hội, mà sẽ được gửi đến các Hội đồng Giám mục của tất cả các Giáo hội mà họ đại diện. Đức Thánh Cha cũng đã nói rằng ngài muốn tiếp tục lắng nghe các ý kiến, không phải để trì hoãn quyết định, mà để có thêm thời gian cho sự phân định.
Antonella Palermo
Nguồn: vaticannews.va/it
Tâm Bùi chuyển ngữ
Nguồn: tgpsaigon.net
-
Thông báo tuyển sinh lớp tìm hiểu Ơn Thiên Triệu niên khóa 2024-2025
Điều kiện; hồ sơ; thời gian ghi danh và ngày khai giảng năm tìm hiểu Ơn Gọi.
-
Học viện Mục vụ - Chương trình Đào tạo Tác viên Tin Mừng
Chương trình Đào tạo Tác viên Tin mừng nhằm thăng tiến ơn gọi và sứ mạng của giáo dân, đặc biệt người trẻ.
-
Uỷ ban Thánh nhạc thông báo về khoá ca trưởng thánh nhạc chuyên biệt
Khoá học vào mỗi sáng thứ Bảy bắt đầu Phần I: từ 11-5-2024 đến 29-6-2024; Phần II: 3-8-2024 đến 28-9-2024.
-
Học viện Mục vụ - Tĩnh nguyện Mùa Vọng 2023
Tĩnh nguyện Mùa Vọng tại Nhà nguyện cổ TTMV vào thứ Tư 13.12.2023 lúc 18g30.
-
Học viện Mục vụ - Thông báo tuyển sinh học kỳ II (2023-2024)
Các lớp học bắt đầu vào thứ Tư 03/01/2024.
-
Chúc mừng Quý Nhà Giáo Việt Nam
"Phận vụ các giáo viên đang thi hành chính là một hoạt động tông đồ đích thực..."
-
Thư mời Tĩnh tâm Giới Nghệ sĩ, Ca trưởng, Ca đoàn
Tĩnh tâm mùa Vọng ngày thứ Ba 12/12/2023 để chuẩn bị mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh.
-
Thông báo: Cuộc thi sáng tác mừng 20 năm thành lập Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn
Cuộc thi sáng tác về thơ văn, ảnh Công giáo, ca khúc, với chủ đề "Ngôi Nhà Chung của Chúng Ta".
-
Thông báo: Đạo đàm về Giáo dục với Phim ảnh
Mừng năm thứ 20 thành lập và mừng lễ Thánh Bổn Mạng Gioan Phaolô II của Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sàigòn.
-
Cáo phó: Cụ Ông Phêrô Nguyễn Văn Trà
Xin hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Cụ Ông Phêrô Trần Văn Trà sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
-
Ủy ban Thánh nhạc lưu ý về các bài hát cộng đồng (22.08.2023)
Gợi ý các bài hát trong các Thánh lễ Chúa Nhật và lễ trọng cũng như hướng dẫn ghi hợp âm bài hát dành cho người đệm đàn.
-
Tuyển sinh lớp ‘Tìm hiểu Ơn Thiên Triệu’ nk 2023-2024
Thông báo tuyển sinh gửi đến các thanh niên có khát vọng thuộc về Chúa trong ơn gọi linh mục giáo phận.