WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn kiện Chung kết do Ban Dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.
Sứ điệp Trống Đồng (1) - Kim Định
TỰA
Trống đồng là một biểu tượng theo nghĩa uyên nguyên nhất tức một cơ quan của thực thể u linh, một sự chỉ đạo cuộc tiến hóa con người, vì thế cũng chính là bản tóm lược đầy đủ nền văn hóa Việt tộc. Trên mặt trống ta gặp được những hình ảnh chạm trổ một cách nghệ thuật kèm theo những hoa văn, những diễn đề đặc biệt, tất cả hàm ngụ một lý tưởng mà bao lâu con cháu sống theo thì đạt hạnh phúc, ngược lại là khổ luỵ. Chính vì thế xưa kia trống đồng được tôn thờ, dùng làm chứng giám cho những lời thề nguyện trọng thể. Sách này muốn nói lên cái lý tưởng nọ, nên lấy tựa là Sứ Điệp.
Trống đồng xuất hiện vào quãng thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, suy tàn vào lối vài trăm năm sau. Vì lâu đời cũng như nhiều nguyên nhân ngoại tại tất cả đã bị lãng quên: từ sự thờ phụng cho tới lý tưởng hàm ngụ bên trong. Mãi tới đầu thế kỷ này mới được nghiên cứu tới, nhưng mới như đối tượng khoa học khảo cổ, quyển này muốn nghiên cứu trống như đối tượng của triết lý. Cái triết lý ấy chúng tôi lại nhận ra nó có cùng một cơ cấu với nguyên Nho nên nói được muốn tìm ra tinh hoa của nguyên Nho phải đi qua Việt Lý, hay nói kỹ lưỡng hơn phải đi qua nền văn hóa Việt tộc xa xưa mà trống đồng là bản kết tinh siêu tuyệt. Sở dĩ dám nói như vậy vì Việt Lý có được hai điều đặc trưng: một là các vết tích về cơ cấu đã xuất hiện lâu trước như được chứng minh bằng khảo cổ mà trống đồng là đại biểu chói chang. Hai là có những huyền thoại nói lên đạo lý một cách quán xuyến hơn hẳn các huyền thoại nhiều nơi như đã bày tỏ trong quyển Kinh Hùng Khải Triết. Tập Sứ Điệp sẽ là phần hai, phần chính cốt của cùng một sách nhắm thám quật ra nền triết lý nọ. Đây là việc đào sâu cần thiết để duy trì văn hóa dân tộc.
Vấn đề có cần duy trì nền văn hóa ấy chăng, xin thưa ngay là rất cần, trước là cho dân tộc đang cần một chủ đạo hướng dẫn công cuộc phục quốc kiến quốc mà ngoài gốc nguồn bản địa không tìm đâu được chủ đạo ứng hợp hơn. Sau là hy vọng giúp vào con đường xây đắp văn hóa nhân tộc: hiện nay văn hóa hoàn cầu đang trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng từ nền móng. Gần đây người ta khám phá ra một sự thực hãi hùng là các nền văn hóa lớn đang lèo lái con thuyền nhân loại xây trên nền tảng vong thân, nay không còn được loài người tín nhiệm nữa. Hiện sự mất tín nhiệm này đang gây ra một sự trống rỗng tinh thần rất trầm trọng, gọi được bằng tên khác như sự mất niềm tin, nhân đấy các nhà làm văn hóa đổ đi tìm nền mới ở cùng khắp các nẻo đường, trong đó Nho giáo được chú ý đặc biệt. Tuy nhiên chưa bao giờ Nho giáo được nghiên cứu và giới thiệu cách thấu triệt cho tới tận cơ cấu.
Vậy đó là điều chúng tôi muốn đóng góp trong sách này bằng khởi đi từ Việt Lý với lối cơ cấu đặc biệt của Việt Nho như đã trình bày sơ qua trong Kinh Hùng (bài IV) và sẽ bàn thêm trong quyển này (bài III, VII và VIII) để chỉ tỏ Nho sai ở đâu và muốn chính tông phải trở lại nguồn gốc đã đẻ ra Nho là Việt Lý. Thiếu cơ cấu không ai dám nói như vậy.
Phần ba những suy luận chung về sự hiện thực Việt nho trong dĩ vãng, hy vọng sẽ soi sáng cho những bước kiến tạo tương lai.
KIM ĐỊNH
NỘI DUNG
Tựa.
PHẦN I: VIỆT LÝ
1. Chương Dẫn Nhập.
2. Những Yếu Tố Trên Mặt Trống.
3. Cảnh Thái Hòa Trên Mặt Trống.
4. Thử Xác Định Lý Tưởng Con Người.
Xuyên Qua Nghệ Thuật Cổ Xưa.
5. Sứ Điệp Trống Đồng.
6. Ý Nghĩa Vòng Đồng Tâm Trên Mặt Trống Đồng.
PHẦN II: VIỆT NHO
7. Tiến Trình Từ Việt Tới Nho.
8. Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Cơ Cấu Việt Nho.
9. Cơ Cấu với Ngũ Hành.
10. Công Thức và Sa Đoạ.
11. Đối Chiếu Sách Trung Dung với Trống Đồng
12. Thực Sắc Diện Thiên Tính Dã.
PHẦN III: Ở ĐỜI
13. Hướng Vọng Kiếp Người.
14. Nghệ Thuật Đông Tây.
15. Triết Lý Ca Vũ Trong Trống Đồng Ngọc Lũ
16. Từ Triất Học Cơ Khí Đến Triết Lý Cơ Thể
17. Ở Đời
18. Từ Minh Triết Đến Sứ Điệp.
TỔNG KẾT
Kim Định, SỨ ĐIỆP TRỐNG ĐỒNG,
An Việt San Jose, 1999, tr. 7-11.
- VĂN KIỆN CHUNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ VănTrung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21)
Lời mời gọi sống tương quan mật thiết với Chúa để cảm nhận được cái nhìn yêu thương của Chúa.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5)
Cần học gương ông Dakêu để không mất niềm hy vọng vì tin rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta đang sống trong tình trạng nào.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7)
Để loan báo Tin Mừng cần phải có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, đón nhận và tha thứ.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria
Ý nghĩa và việc tôn kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo Việt Nam.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more