WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn kiện Chung kết do Ban Dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.
Suy niệm Bài đọc 1 - Chúa Nhật tuần 2 thường niên - Is 62,1-5 - Bức thư tình của Thiên Chúa
"Người chồng sẽ vui mừng vì vợ"
Trích sách Tiên tri Isaia (Is 62, 1-5)
1 Vì lòng mến Xi-on, tôi sẽ không nín lặng,
vì lòng mến Giê-ru-sa-lem, tôi nghỉ yên sao đành,
tới ngày đức công chính xuất hiện tựa hừng đông,
ơn cứu độ của thành rực lên như ngọn đuốc.
2 Rồi muôn dân sẽ được chiêm ngưỡng đức công chính của ngươi,
mọi đế vương sẽ được ngắm nhìn vinh quang ngươi tỏ rạng.
Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới,
chính là tên miệng ĐỨC CHÚA đặt cho.
3 Ngươi sẽ là ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay ĐỨC CHÚA,
sẽ là mũ triều thiên vương giả Thiên Chúa ngươi cầm ở tay.
4 Chẳng ai còn réo tên ngươi: "Đồ bị ruồng bỏ!"
Xứ sở ngươi hết bị tiếng là "Phận bạc duyên đơn."
Nhưng ngươi được gọi: "Ái khanh lòng Ta hỡi!"
Xứ sở ngươi nức tiếng là "Duyên thắm chỉ hồng."
Vì ngươi sẽ được ĐỨC CHÚA đem lòng sủng ái,
và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi.
5 Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về.
Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,
ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.
Nếu đây là bức thư tỏ tình, không thể có bài nào hay hơn! Một vị hôn thê khó có thể nói gì hơn cho người mình yêu. “Ái khanh lòng Ta hỡi!”- "Duyên thắm chỉ hồng”. Em đẹp như mũ triều thiên vương giả, trong tay anh… em là niềm vui của anh… Và các bạn hẳn chú ý đến những từ ngữ rất đẹp đầy ý thơ trong bài này. «Vì lòng mến Xi-on, tôi sẽ không nín lặng, vì lòng mến Giê-ru-sa-lem, tôi nghỉ yên sao đành… Ngươi sẽ là ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay ĐỨC CHÚA, sẽ là mũ triều thiên vương giả Thiên Chúa ngươi cầm ở tay… ngươi được gọi: "Ái khanh lòng Ta hỡi!" Xứ sở ngươi nức tiếng là “Duyên thắm chỉ hồng.”
Ai là vị hôn thê ấy, ai mà hết lời bày tỏ tình ý, những lời yêu thương không ngơi đi được: «…tôi sẽ không nín lặng», như những vị hôn thê trên đời không ngớt nói «anh yêu em…anh yêu em». Vị hôn thê ấy là ai? Chính là Thiên Chúa. Năm thế kỷ trước Chúa Giêsu, tiên tri Isaia đã nói như thế! Vì lẽ đó, người ta có thể gọi bài ấy là «bức thư tình của Chúa». Nhưng Isaia cũng không phải người đầu tiên có sự táo bạo đó.
Thật vậy, những mặc khải đầu tiên của Thánh Kinh trong Cựu ước, không dùng cách nói này. Mặc dù Thiên Chúa vẫn yêu nhân loại với tình yêu nồng nàn ấy ngay từ thuở ban đầu. Nhưng con người chưa sẵn sàng nghe như thế. Sự mặc khải Chúa là người Phối Ngẫu như Chúa Cha, chỉ được thực hiện sau nhiều thế kỷ qua Thánh kinh. Trước khi có Giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài, quan niệm ấy có vẻ nhập nhằng khó hiểu. Các dân tộc khác có khuynh hướng nhận ra các thần của họ giống hình ảnh con người, và lịch sử gia đình họ. Trong giai đoạn đầu của mặc khải, phải cho dân khám phá ra Thiên Chúa là Đấng khác biệt, và đi vào giao ước với Ngài.
Ngôn sứ Hôsê là người đầu tiên hồi thế kỷ thứ tám trước CN, đã so sánh dân Ítraen là người vợ, và đánh giá thờ phượng bụt thần như ngoại tình. Sau đó Giêrêmia, Êdêkien, Isaia Hai và Isaia Ba (chúng ta đọc hôm nay) triển khai đề tài hôn lễ giữa Thiên Chúa và dân Ngài chọn. Vì thế chúng ta nhận ra nơi bài của các ngài những từ ngữ của đám cưới, đám hỏi: những lời lẽ thương yêu, áo cưới, vòng hoa cô dâu, chung thuỷ và kể cả ghen tuông, ngoại tình, trở lại sum họp với nhau.
Sau đây là vài trường hợp điển hình, ví dụ như trong Hôsê: «Vào ngày đó… ngươi sẽ gọi Ta: "Mình ơi", chứ không còn gọi "Ông chủ ơi"nữa» (Hs 2, 18.21) và trong Isaia Hai «Lúc lửa giận bừng bừng, Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót» (Is 54, 5…8). Bài gây ấn tượng nhất hẳn là bài Diễm Ca. Đây là cuộc đối thoại dài của hai tình nhân, gồm bảy bài thơ. Thực sự mà nói, không có chỗ nào nói rõ lai lịch hai tình nhân, nhưng người Do Thái nhận ra như một dụ ngôn về tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Bằng chứng là họ đọc bài này trong dịp Lễ Vượt Qua, một lễ trọng của họ để tưởng niệm Giao ước Thiên Chúa với dân Ngài chọn.
Bây giờ xin trở về bài đọc hôm nay, một trong thú tiêu khiển của vị hôn thê có vẻ là nêu lên những tên mới cho người yêu. Hẳn các bạn biết tên gọi quan trọng như thế nào trong tương quan giữa mỗi người với nhau. Người nào hay vật gì mà ta không biết gọi, không thể nào có được đối với ta… Biết gọi tên người nào là ta biết ít nhiều về người ấy. Khi chúng ta chọn tên cho đứa trẻ sơ sinh, là điều rất tiêu biểu: Chúng ta đặt nơi nó nhiều hy vọng, nhìn kỹ có lẽ là cả một chương trình. Và khi tương quan của chúng ta đối với một người thân tình hơn, có khi chúng ta đặt cho nhau một cái tên đặc biệt, chỉ hai người biết mà thôi. Trong đời sống lứa đôi, hay trong gia đình tên gọi riêng giữ một chỗ đứng quan trọng.
Thánh kinh thể hiện trải nghiệm nền tảng của đời sống nhân loại ấy, và gọi tên nhau có tầm quan trọng thật lớn. Nó nói lên mầu nhiệm con người, thể hiện cách thâm sâu của đấng ấy, ơn gọi và sứ vụ: có lúc được thể hiện ý nghĩa của cái tên những nhân vật chính. Ví dụ như, khi thiên sứ báo tin Chúa Giêsu sinh ra, nói rõ tên ấy có nghĩa là «Chúa cứu độ: «Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao» (Lc 1, 32). Và cũng có lúc, Chúa ban cho một người một cái tên mới khi trao một sứ vụ mới: Ápram thành ra Ápraham, Sarai thành Sara, Giacóp thành Ítraen và Simon trở nên Phêrô.
Trong bài này, Chúa gọi Giêrusalem bằng những tên mới: «"Đồ bị ruồng bỏ!… được gọi: "Ái khanh lòng Ta hỡi!"; Xứ sở… "Phận bạc duyên đơn."… được gọi: "Xứ sở…"Duyên thắm chỉ hồng" (c.4). Thật vậy, dân Do Thái có lúc tưởng chừng bị Chúa ruồng bỏ. Chương 62 hôm nay được viết trong bầu khí vừa trở về sau cuộc lưu đày Babylon. Từ Babylon về năm 538, đền thờ chỉ được xây lại năm 521: Trong thời gian ấy, bầu khí ảm đạm và dân chúng có cảm tưởng bị bỏ rơi. Họ nghĩ, nếu Chúa chăm sóc chúng ta, mọi việc sẽ tốt đẹp hơn và công trình xây dựng tiến triển nhanh chóng hơn (chúng ta cũng có lúc nghĩ như thế, nếu có Chúa, chuyện ấy sẽ không xảy ra…) Để chống lại sự nản lòng như vậy, Isaia được Chúa linh ứng, táo bạo viết bài tuyệt vời này: Không! Chúa không quên dân Ngài, và trở thành yêu quý của họ; một ngày gần đây mọi người sẽ biết: «Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ» (c.5).
Tác giả:Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: L’intelligence des Ecritures, Socéval Editions
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
- VĂN KIỆN CHUNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ VănTrung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21)
Lời mời gọi sống tương quan mật thiết với Chúa để cảm nhận được cái nhìn yêu thương của Chúa.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5)
Cần học gương ông Dakêu để không mất niềm hy vọng vì tin rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta đang sống trong tình trạng nào.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7)
Để loan báo Tin Mừng cần phải có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, đón nhận và tha thứ.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more - Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria
Ý nghĩa và việc tôn kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo Việt Nam.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 5/5 based on 1 customer reviewsRead more
- Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh
Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCMRated 0/5 based on 0 customer reviewsRead more