Tổng trưởng Bộ Truyền thông giải thích phương pháp làm việc của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 345 | Cật nhập lần cuối: 3/25/2024 6:28:43 AM | RSS

Circuli Minores

Hầu hết công việc của Đại hội Thượng Hội đồng dự kiến diễn ra trong các nhóm nhỏ, sắp xếp theo ngôn ngữ và có sự kết hợp giữa các Hồng y, Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. 35 nhóm làm việc, mỗi nhóm từ 10-12 người, bao gồm 14 nhóm tiếng Anh, 8 nhóm tiếng Ý, 7 nhóm tiếng Tây Ban Nha, 5 nhóm tiếng Pháp và 1 nhóm tiếng Bồ Đào Nha.

Đức Thánh Cha Phanxicô, Chủ tịch Thượng Hội đồng, không tham dự các phiên họp dành cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ.

Ông Ruffini, Chủ tịch Ủy ban Thông tin của Đại hội Thượng Hội đồng cũng là Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Tòa Thánh, cho biết 35 nhóm làm việc của Đại hội Thượng Hội đồng, hay “nhóm nhỏ”, đã bắt đầu công việc của họ vào thứ Năm ngày 5/10/2023.

Ông nói rằng trong các nhóm làm việc, những người tham gia có cơ hội hiểu nhau hơn bằng cách giới thiệu bản thân và chia sẻ kinh nghiệm của chính họ về tính hiệp hành, cũng như suy tư về những gì gây ấn tượng với họ từ suy nghĩ của những người khác.

Phương pháp làm việc của Đại hội Thượng Hội đồng

Trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí, ông Ruffini cũng giải thích nhiều khía cạnh khác nhau trong phương pháp làm việc của Đại hội Thượng Hội đồng. Theo ông, trong bài phát biểu vào chiều ngày 4/10/2023, Đức Thánh Cha đã đưa ra đề cương cho giai đoạn đầu này trong công việc của Đại hội; cụ thể là ưu tiên lắng nghe, bớt nói (đặc biệt là công khai), hiểu biết lẫn nhau, phân định và tôn trọng bí mật. Và vì vậy, Giáo hội Công giáo hoàn vũ, trong bốn tuần hội nghị tại Vatican, “tạm nghỉ”.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Toà Thánh nói rằng thời gian im lặng và tôn trọng lắng nghe này, như Đức Thánh Cha mong muốn, “cũng có thể giúp thế giới trong các lĩnh vực khác như chiến tranh, khủng hoảng khí hậu, dừng lại và lắng nghe nhau”. Ông Ruffini nhận định rằng “Cách thức mà một tổ chức to lớn như Giáo hội cho phép mình có một khoảnh khắc im lặng trong đức tin, trong hiệp thông, trong cầu nguyện là một tin tức”.

Tiếp đến, ông Ruffini đã giải thích, ở cấp độ kỹ thuật và phương pháp, công việc của 35 Nhóm làm việc đã và sẽ được thực hiện khi họ tập hợp lại trong các bàn tròn theo ngôn ngữ tương ứng.

Phần A của Tài liệu làm việc

Hiện tại, trung tâm của cuộc suy tư là Phần A của Tài liệu làm việc, liên quan đến “các dấu hiệu đặc trưng của một Giáo hội hiệp hành” và “cuộc đối thoại trong Thánh Thần”.

Đây là giai đoạn đầu của Thượng Hội đồng, vì vậy các vấn đề nhạy cảm hơn được liệt kê trong cùng một tài liệu làm việc và được chính Đức Thánh Cha đề cập vẫn chưa được đưa vào các cuộc thảo luận vào ngày đầu tiên của các Nhóm.

Bốn phút phát biểu

Trong bốn phút dành cho mỗi người tham gia, bước đầu tiên là giới thiệu bản thân, sau đó chia sẻ con đường mà Giáo hội của mình đã đi trong giai đoạn đầu của con đường hiệp hành (giai đoạn tham vấn), “nó đã bắt đầu như thế nào, nó đã phát triển như thế nào, những khó khăn gặp phải, mối quan hệ giữa Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ”.

"Người báo cáo"

Sau đó mỗi nhóm làm việc bầu chọn một “người báo cáo” để thu thập những kinh nghiệm và trường hợp khác nhau và trình bày trước hội đồng sau cuộc thảo luận trong nhóm. Tiến sĩ Ruffini cho biết người này, được bầu theo đa số phiếu, sẽ soạn thảo báo cáo và “sẽ báo cáo những điểm hội tụ, khác biệt, những ý tưởng đã nảy sinh”.

Bầu không khí “chia sẻ thanh thản”

Theo cách này, “bất kỳ ai cũng có thể phát biểu tại Đại hội và gửi văn bản của họ tới Ban Thư ký Thượng Hội đồng”. Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng “có rất nhiều tự do”, bầu không khí là một bầu không khí “chia sẻ thanh thản”, và mọi người đều đang có một “kinh nghiệm thiêng liêng” sâu sắc. Ông nói thêm rằng kinh nghiệm cho đến nay vẫn là kinh nghiệm “hiệp thông”.

Ông nhận định: “Điều quan trọng không phải là người này hay người kia nói gì, mà là điều Giáo hội quyết định trong tinh thần hiệp thông của mình”. “Đó là một quá trình phức tạp nhưng nó đảm bảo rằng mọi người đều có thể đưa ra quan điểm của riêng mình”.

Từng bước một

Theo ông Ruffini, các nhà báo có thể tưởng tượng về kết thúc của bất cứ điều gì. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời về kết cục sẽ như thể nào bởi vì chúng ta thật sự chỉ mới ở giai đoạn đầu. Do đó, “chúng ta hãy cố gắng đi từng bước một”.

Báo cáo cuối cùng

Ông cho biết báo cáo cuối cùng, được hình thành vào cuối tháng 10, sẽ bao gồm cả “sự hội tụ lẫn phân tán” nhưng vẫn sẽ không thể hiện một điểm đến nhưng là “con đường mà chúng ta đang đi”. “Do đó, nó sẽ giống như một Tài liệu làm việc hơn là tài liệu chung kết như các Thượng hội đồng trước đây”.

Nguồn: vaticannews.va/vi
  • VĂN KIỆN CHUNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn

    WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn kiện Chung kết do Ban Dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21)

    Lời mời gọi sống tương quan mật thiết với Chúa để cảm nhận được cái nhìn yêu thương của Chúa.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5)

    Cần học gương ông Dakêu để không mất niềm hy vọng vì tin rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta đang sống trong tình trạng nào.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7)

    Để loan báo Tin Mừng cần phải có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, đón nhận và tha thứ.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria

    Ý nghĩa và việc tôn kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo Việt Nam.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh

    Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...

    Rated 0/5 based on 0 customer reviews
Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...