Video

trangchu:h2;top:h3;bottom:h3;trai:h3;phai:h3;TrangDanhMuc:h2;TrangChiTiet:h1;Canonical:;SiteMap:0.1;
  • Ý cầu nguyện tháng 08/2020: Môi trường biển

    Ý cầu nguyện tháng 08/2020: Môi trường biển
  • Phim ‘Kẻ Bất Lương’: Ma quỷ trong thế giới hôm nay

    Phim ‘Kẻ Bất Lương’: Ma quỷ trong thế giới hôm nay

    TGPSG -- Bộ phim ‘Nefarious: Kẻ Bất Lương’ gợi ra những câu hỏi: Có ma quỷ hay không? Ma quỷ hoành hành như thế nào với những tội ác đã trở thành bình thường trong xã hội: an tử, phá thai…?

    Bộ phim nhấn mạnh rằng: Ma quỷ luôn tìm cách tấn công con người, luôn có những âm mưu thao túng cuộc sống của nhân loại. Tuy nhiên, ma quỷ chỉ có thể chiếm đọat linh hồn con người cách tiệm tiến, sau khi con người đã nhiều lần đồng ý thực hiện những đề nghị của ma quỷ mà thôi. Và cho dẫu ma quỷ chẳng là gì so với sức mạnh của Thiên Chúa, nhưng nếu không cậy dựa vào Thiên Chúa, con người chắc chắn sẽ thua ma quỷ…

    Suy niệm Lời Chúa của Chúa nhật 17 Thường niên năm A

    Vào ngày 14-4-2023 vừa qua, người ta phát hành một bộ phim mới rất đặc sắc, mang tựa đề 'Nefarious - Kẻ Bất Lương’, chuyển tải nội dung của cuốn tiểu thuyết 'Nefarious Plot: Âm mưu bất lương'. Kẻ Bất Lương đây chính là ma quỷ.

    Bộ phim nói về một người đàn ông tên là Edward. Edward thường xuyên phạm tội, thường xuyên làm theo ý của ma quỷ, nên cuối cùng bị ma quỷ chiếm đoạt. Ma quỷ biến Edward trở thành một tên sát nhân, giết nhiều người, cuối cùng phải vào tù và bị xử tử. Trước khi kết án tử hình Edward, người ta phải xét xem Edward giết người khi đầu óc còn tỉnh táo hay là đầu óc đã điên loạn rồi. Để xem xét điều này, người ta gửi đến nhà tù một nhà tâm lý học tên là Martin.

    Martin không có đức tin, không tin có Chúa, không tin có ma quỷ, chỉ tin vào lý trí của con người. Nhưng khi phỏng vấn tên tội đồ Edward, nhà tâm lý học Martin dần dần cảm thấy mình đang nói chuyện với ma quỷ vì ma quỷ đã chiếm đoạt Edward rồi. Nó nói vanh vách về quá khứ của nhà tâm lý học này, đặc biệt là những tội nặng nề rất bí mật mà nhà tâm lý học Martin đã và sẽ phạm (như đã thực hiện an tử cho mẹ để đoạt tài sản, đang cổ võ người yêu phá thai, và sẽ tự sát...) khiến nhà tâm lý học Martin có lúc phải hoảng loạn.

    Cuối cùng thì Edward cũng bị xử tử và ngay sau đó ma quỷ đã nhập vào người của nhà tâm lý học Martin vì Martin đã từng thách đố ma quỷ: “Có giỏi thì nhập vào người tôi đi!”

    Ma quỷ đã nhập vào Martin thật, và xui khiến Martin chộp lấy một cây súng để tự bắn vào đầu mình. Rất may là lúc đó nhà tâm lý học Martin vẫn còn một chút ý thức, nên đã kêu lên: “Chúa ơi!” Chính tiếng tiếng kêu "Chúa ơi" đó đã cứu Martin!

    Trong cuộc phỏng vấn sau này, Martin nói rằng, khi đó súng đã không nổ, cho dù Martin bóp cò ba lần. Bởi vì Martin đã kêu lên ‘Chúa ơi’ và Chúa đã cứu Martin. Từ đó nhà tâm lý học này đã gắn bó với Chúa, đã có đức tin. Chúa chính là kho tàng vô giá mà nhà tâm lý học Martin đã khám phá ra được cho cuộc đời của mình.

    Như vậy, bộ phim này đúng là một minh họa rất tốt cho bài Tin Mừng Chúa nhật 17 Thường niên năm A hôm nay. Chúa Giêsu dạy: Nước Trời - nghĩa là Thiên Chúa cùng với sức mạnh, tình yêu và sự khôn ngoan của Ngài - giống như một viên ngọc quý, giống như kho tàng vô giá mà chúng ta cần phải tìm hết mọi cách để có cho bằng được, vì chỉ có Chúa cùng với sức mạnh của Ngài mới có thể giúp ta chiến thắng được ma quỷ luôn tìm cách tấn công ta. Thư thánh Phêrô đã nói như thế, và các sách Tin Mừng cũng xác định điều này.

    Cuộc đời này có rất nhiều điều tươi đẹp, nhưng đồng thời cũng có ma quỷ. Ma quỷ có thể mang dáng vẻ rất khủng khiếp, nhưng cũng có thể có những hình thức rất dễ thương, quyến rũ ngọt ngào... Và dù mang dáng vẻ nào đi nữa, ma quỷ luôn tìm cách hãm hại xâu xé linh hồn chúng ta, cho dù chúng ta có ý thức được điều này hay không.

    Và ma quỷ khôn ngoan hơn chúng ta nhiều. Chúng ta sẽ luôn luôn thua ma quỷ nếu ta không có Chúa là viên ngọc quý, là kho tàng của đời ta.

    Ngược lại, nếu ta có Chúa và sức mạnh của Ngài là Nước Trời, Chúa không những giúp ta chiến thắng được ma quỷ, mà còn làm cho tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời của chúng ta đều trở nên tốt đẹp giống như bài đọc thứ hai nói với chúng ta: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người”.

    Cuộc đời của chúng ta có nhiều may mắn, nhưng cũng có những điều được coi là rủi ro. Ta có những ưu điểm, nhưng cũng có những khuyết điểm. Ta có những nhân đức, đồng thời cũng có tội lỗi. Nhưng nếu ta đặt vào trong tay Chúa những điều rủi ro, những khuyết điểm, những tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ làm cho những điều không may, không tốt đó, trở thành cơ hội giúp chúng ta trở nên đẹp hơn, tốt hơn. Chúa sẽ trang điểm, làm cho những vết xước, vết trầy trong cuộc đời của chúng ta, trở thành những nét đẹp đầy nghệ thuật của Nước Trời.

    Vâng, chúng ta hãy siêng năng và vui mừng khi cầu nguyện, khi đọc Lời Chúa, khi tham dự Thánh lễ, vì đó là những lúc chúng ta có được Nước Trời, có được Thiên Chúa là Đấng giúp ta chiến thắng ma quỷ và tô đẹp cuộc đời của chúng ta.

    Lm Giuse Vũ Hữu Hiền

    Nguồn: tgpsaigon.net

  • Phim ngắn mục vụ: Tấm Vải

    Phim ngắn mục vụ: Tấm Vải

    WHĐ (23.02.2024) – Tấm vải trong “tuồng Thương Khó” không phải chỉ để sử dụng làm băng-rôn với những câu chữ đẹp đẽ, mà còn có thể được xé ra mà băng bó vết thương của tha nhân khi cần thiết.

    Tấm vải ngăn cách nơi cực thánh trong đền thờ Giêrusalem cũng đã từng được xé ra, để Thiên Chúa và con người có thể dễ dàng gặp gỡ nhau, khi thân xác của Đức Giêsu chịu rách nát và chịu chết trên cây thập giá.

    Tấm vải trong phim ngắn này cũng được xé ra để tạo sự hiệp thông và thấu hiểu nhau giữa người với người, giữa các thế hệ với nhau…

    Kênh Phim truyện Mục vụ
    của Ủy ban Truyền thông / HĐGMVN

    Nguồn: hdgmvietnam.com

  • Phim ngắn mục vụ: MV “Xin lỗi Chúa”

    Phim ngắn mục vụ: MV “Xin lỗi Chúa”

    WHĐ (29.03.2024) – Thư thứ nhất của Thánh Phêrô nói về Chúa Giêsu: “Ngài không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Ngài nói một lời gian dối” (1 Pr 2,22). Thế mà Ngài lại bị kết tội, bị hành hình, bị chửi bới, nguyền rủa…

    Tuy nhiên, thư Thánh Phêrô nói tiếp: “Bị nguyền rủa, Ngài đã không nguyền rủa lại, chịu đau khổ, Ngài chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2, 23).

    Thư Thánh Phêrô kết luận: “Đức Kitô đã chịu đau khổ như thế vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Ngài. Tội lỗi của chúng ta, chính Ngài đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Ngài phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1 Pr 2, 21.24)

    Tất cả cho thấy tình thương của một vị Thiên Chúa, không chỉ muốn ở với chúng ta trong vinh quang, mà còn muốn ở với ta cả trong kiếp người khổ đau của ta, gánh tất cả hậu quả tội lỗi của chúng ta khi nhập thể làm người, với muôn ngàn đau đớn trong cuộc khổ nạn của Ngài.

    Thế mà ta cứ vẫn tiếp tục xúc phạm đến Ngài với những tội lỗi của mình, và có khi ta sống có vẻ tốt lành, nhưng thật ra vẫn cứ chỉ là theo Chúa cách nửa vời thôi. Vì thế, rất cần những lời xin lỗi thật lòng dâng lên Chúa:

    Con thường nói yêu thương trên trót lưỡi đầu môi. Con từng sống phục vụ mà tính toán so đo, miệng nói lời bao dung mà lòng vẫn còn chấp nhất, dạ muốn sống khiêm nhu nhưng môi vẫn gieo rắc kể công.

    Con chỉ sống yêu thương theo sở thích riêng con mà thôi; khi vừa ý đạt lòng thì con mới cho đi, khi nhàn rỗi thuận lợi thì mới phục vụ hy sinh, khi được đề cao trọng vọng, con mới xả thân vì Ngài.

    Chúa ơi! Sao con còn trần gian thế? Sao con cứ mãi theo Chúa nửa vời? Chúa ơi! Nay con thật lòng xin lỗi, xin lỗi Chúa, và xin lỗi anh em…

    Đứng trước thân hình đẫm máu của Chúa Giêsu trên thập tự, giọt nước mắt ăn năn và lời xin lỗi thật tình sẽ giúp ta đón nhận được nhiều ơn Chúa mà sửa đổi lại cuộc sống của mình: yêu Chúa trọn vẹn hơn và phục vụ tha nhân cách khiêm tốn, chân thành hơn…

    Kênh Phim truyện Mục vụ
    của Ủy ban Truyền thông / HĐGMVN

  • Phim ngắn mục vụ: Con dế

    Phim ngắn mục vụ: Con dế

    WHĐ (05.04.2024) – Có những người giàu ích kỷ và ác độc, không cho người nghèo ăn ngay cả những thực phẩm mình vất đi.

    Có những người mang thân phận như loài giun dế, cuộc sống mong manh, hay bị chèn ép, cần sự bảo vệ của xã hội, nhưng rất nhiều khi lại bị lãng quên.

    Trong bối cảnh của Bát Nhật Phục Sinh, các tín hữu nhìn thấy những dấu vết khổ nạn trong thân xác phục sinh của Đức Kitô. Ngài đã từng trải qua kiếp người khốn khổ và đưa tất cả những mong manh yếu đuối của con người vào trong vinh quang Nước Trời. Ngài không quên bất kỳ một ai, nhất là những người bị bỏ rơi.

    Kể câu chuyện về một em bé tự kỷ nhà nghèo, phim ngắn “Con Dế” cũng muốn đề cập đến những vấn đề ấy…

    Kênh Phim truyện Mục vụ
    của Ủy ban Truyền thông / HĐGMVN

    Những phim đã công chiếu:

    05.04.2024 Con dế

    29.03.2024 MV “Xin lỗi Chúa”

    22.03.2024 Cuộc gọi

    15.03.2024 MV Cuộc gọi

    09.02.2024 – Tấm Vải

    09.02.2024 – Tiếng chuông

    16.02.2024 – Vết Xăm

    23.02.2024 – Cái La Bàn

  • Phim mục vụ: MV Ông Lái Đò

    Phim mục vụ: MV Ông Lái Đò

    TGPSG -- “Ông lái đò năm xưa vẫn còn bên dòng sông ấy, vẫn mái chèo đong đưa, tháng ngày đưa khách qua bờ…”

    Những thầy giáo, cô giáo đã từng được ví như những người chèo đò thầm lặng. Và các cô cậu học sinh là khách qua sông. Thầy cô giáo yêu thương, nhẫn nại, khéo léo hướng dẫn học trò vượt qua những con sông đầy sóng gió của tuổi trẻ (như trong phim ‘Cái La Bàn’).

    Khách qua sông rồi, con đò vẫn như cứ say sưa miệt mài giữa đôi bờ, đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức đạo đức. Còn gì vui hơn cho những người thầy, khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới, tiếp tục được mình yêu thương, đón lên những con đò ấm áp tình thầy trò.

    Và cũng không có gì vui hơn khi những khách qua sông bỗng nhớ đến dòng sông với con đò xưa, và nhớ cả những người chèo đò lặng lẽ, đã từng đưa mình lướt đi an toàn trên những dòng sông tuổi nhỏ: “Tôi có một con tim với cả tâm tình yêu mến. Xin gửi về bên sông, cho người chung thủy âm thầm. Ơ ông lái đò ơi, buồn vui năm tháng cùng ai? Riêng tôi xin nhớ hoài con đò nối kết đôi bờ…”

    MV “Ông lái đò” của phim “Cái La Bàn” cũng khiến chúng ta nhớ đến vị Thầy chí thánh Giêsu luôn không ngừng yêu thương, chèo thuyền đưa chúng ta đến bến bờ thiên đàng…

    Nguồn: tgpsaigon.net

  • Giải tỏa nỗi niềm cùng với Đức Giêsu trong phim ngắn “Sứ Mệnh 1: Nỗi niềm”

    Giải tỏa nỗi niềm cùng với Đức Giêsu trong phim ngắn “Sứ Mệnh 1: Nỗi niềm”

    Sứ mệnh làm nên ý nghĩa đích thực của cuộc đời, và giúp mình trở thành một con người đầy bản lĩnh, vượt qua mọi sóng gió, thử thách.

    WHĐ (25.05.2024) - Có biết bao nhiêu nỗi niềm từng đè nặng trong trái tim con người. Và người ta chỉ có thể thực sự giải tỏa mình khỏi bóng tối của các nỗi niềm nhiều khi rất quay quắt này khi ý thức rằng, từ muôn thuở, mình đã được Chúa trao cho một sứ mệnh cao cả. Sứ mệnh đó làm nên ý nghĩa đích thực của cuộc đời, và giúp mình trở thành một con người đầy bản lĩnh, vượt qua mọi sóng gió, thử thách.

    Phim ngắn “Sứ Mệnh 1: Nỗi niềm” muốn nói lên tất cả những điều ấy.

    Nguồn: hdgmvietnam.com

  • Tình bạn với Chúa và với nhau trong Phim ngắn “Sứ mệnh 2”

    Tình bạn với Chúa và với nhau trong Phim ngắn “Sứ mệnh 2”

    “Tình Bạn” - sắp được trình chiếu - muốn diễn tả tình thân hữu rất thánh thiêng và tuyệt vời.

    WHĐ (22.06.2024) – “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15,15). “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13)

    Với những lời nói trên đây, Chúa Giêsu muốn chúng ta trở thành bạn hữu vô cùng thân thương của Chúa. Ngài đã hy sinh mạng sống cho bạn hữu của Ngài, đã lấy chính Thịt Máu Ngài làm lương thực cho ta để ta trở nên một với Chúa, được trở thành con Thiên Chúa, được chung sống với Chúa Ba Ngôi: “Những ai đón nhận Đức Kitô, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12); “Con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,24); “Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con” (Ga 17,22).

    Tình bạn này được thể hiện ngay trong mối tương quan giữa “vị mục tử” và “con chiên” trong dụ ngôn “Người mục tử nhân lành”. Khi kể dụ ngôn này, Chúa Giêsu dùng hình ảnh những “con chiên” đang cần đến “chủ chăn” để nói lên mối thân tình và sự hy sinh của vị mục tử cho “đàn chiên” của Ngài: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên… Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi…” (x. Ga 10,11-15). Chúa Giêsu còn được gọi là “Chiên Thiên Chúa” chịu sát tế để cứu “đàn chiên” (Ga 1,35). Như vậy, vị mục tử Giêsu cũng chính là “Chiên Thiên Chúa” và là bạn thân tình của từng “con chiên” trong “đàn chiên” của Ngài, đã hy sinh mạng sống để giúp cho từng “con chiên” trở thành con Thiên Chúa khi kết hiệp với Ngài.

    Những tông đồ đi theo Chúa, chung chia sứ mệnh mục tử với Chúa Giêsu, chính là được mời gọi sống trong tình bạn thân thiết như thế với Chúa, với nhau và với những người Chúa trao phó cho mình chăm sóc. Tất cả đều trở thành con Thiên Chúa trong tình bạn thắm nồng. Phim ngắn “Sứ mệnh 2: “Tình Bạn” - sắp được trình chiếu - muốn diễn tả tình thân hữu rất thánh thiêng và tuyệt vời ấy.

    Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền
    Kênh Phim truyện Mục vụ
    của Ủy ban Truyền thông / HĐGMVN
    Nguồn: hdgmvietnam.com

  • Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2”

    Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2”

    WHĐ (04.08.2024) – “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15,15)

    Tình bạn và sứ mệnh

    Sứ mệnh (sứ: được sai đi, mệnh: mệnh lệnh) là cụm từ được nhắc đến nhiều lần trong tông huấn Gaudete et Exsultate (GE) nói về việc nên thánh. Trong tông huấn này (số 13), Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khích lệ mọi người hãy dấn thân đảm nhận kế hoạch độc đáo mà Thiên Chúa muốn giao cho từng người: “Trước khi tạo thành con trong lòng mẹ, Ta đã biết con; trước khi con chào đời, Ta đã thánh hiến con, Ta đã đặt con làm tiên tri cho các dân tộc” (Gr 1,5).

    Mệnh lệnh làm tiên tri và nên thánh đã trở thành sứ mệnh (mission) được giao cho mỗi người từ trước khi họ chào đời. Mỗi vị thánh là một sứ mệnh (GE 19), mỗi cuộc đời là một sứ mệnh (GE 27), “cần phải nhìn toàn thể cuộc đời mình như một sứ mệnh. Hãy cố gắng thực hành như thế bằng cách lắng nghe Thiên Chúa trong cầu nguyện và nhận biết các dấu chỉ mà Ngài ban cho bạn.” (GE 23)

    “Mỗi người một cách… tất cả đều được mời gọi trở nên những chứng nhân, nhưng có nhiều cách thức làm chứng khác nhau trong cuộc sống thực tế” (GE 11). Chúng ta thực hiện sứ mệnh chứng nhân đa dạng ấy trong tình bạn với Chúa (Ga 15,15) và trong tình bạn với những người đang sống, đang cùng làm việc với chúng ta vì “chẳng ai được cứu độ một mình như một cá nhân riêng rẽ” (GE 6).

    Tình bạn trong phim ngắn ‘Sứ Mệnh 2’

    Những nhân vật trong phim ‘Sứ Mệnh 2’ như Đức Tổng Tốt, cha Tổng Xuân, cha Kim Long, cha Ngọc Sơn, cha Ngọc Tỉnh (và những giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân khác trong những phim ngắn ‘Sứ Mệnh’ tiếp theo) là những chứng nhân của việc thực thi sứ mệnh trong tình bạn với nhau, cùng nhau làm chứng nhân cho tình yêu của Chúa trong những mong manh bấp bênh của cuộc sống đầy bất trắc: mạng sống bị đe dọa ngay khi vừa mới chào đời, nhiều bệnh tật, nhiều thách đố… Những nhân vật này và bao nhiêu tín hữu tốt lành khác nữa đã làm thành “đám mây chứng nhân” (Dt 12,11) được Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắc đến trong tông huấn Gaudete et Exsultate (số 3).

    Tình bạn và hình ảnh Chúa Giêsu trong phim ngắn ‘Sứ Mệnh 2’

    Hình ảnh Chúa Giêsu - được xuất hiện nhiều lần trong phim ngắn ‘Sứ Mệnh 2’ - cho thấy Ngài mới là nhân vật chính, đang dẫn đưa các nhân vật trong phim cùng với Ngài thực thi sứ mệnh được Chúa Cha giao phó. Tình bạn của Chúa Giêsu với các tông đồ, cũng như tình bạn giữa các tông đồ - được hình thành khi đi theo Chúa Giêsu, chính là mẫu mực cho mọi người, đặc biệt là cho các bạn trẻ, khi họ được mời gọi đi theo Chúa mà thực thi sứ mệnh của mình trong tình bạn với nhau.

    Lm. Giuse Vi Hữu
    Nguồn: hdgmvietnam.com

  • Gặp gỡ vị linh mục đóng vai Chúa Giêsu trong phim ngắn ‘The Word’ của Ấn Độ

    Gặp gỡ vị linh mục đóng vai Chúa Giêsu trong phim ngắn ‘The Word’ của Ấn Độ

    TGPSG / Aleteia -- Cha Biju Mathew có vẻ ngoài rất giống với hình ảnh Chúa Kitô mà mọi người thường thấy.

    Vào thứ Bảy, chúng tôi đã gặp Cha Biju Mathew, “phiên bản Ấn Độ” của Jim Caviezel - nam diễn viên đã vào vai Chúa Giêsu trong bộ phim ‘The Passion of the Christ’ năm 2004. Cha Mathew, thuộc Dòng Camilô, có vẻ ngoài rất giống với hình ảnh và chân dung của Chúa Giêsu Kitô.

    Khi Varghese Jose - đạo diễn của phim ngắn tiếng Malayalam nổi tiếng ‘The Word’ - đã mời cha đóng vai Chúa Giêsu, cha đã đồng ý ngay và mọi sự sau đó đã diễn ra như người ta nói.

    Chúng tôi đã gặp Cha Mathew vào cuối tuần trước (trước ngày 17-4-2018) để lắng nghe suy nghĩ của cha về ơn gọi và trải nghiệm của cha khi vào vai Chúa Giêsu trong bộ phim này. Đối với chúng tôi, đó cũng là một trải nghiệm tâm linh. Xin trích đoạn từ cuộc phỏng vấn:

    Cảm ơn Cha đã dành thời gian để gặp chúng tôi. Trước tiên là một thắc mắc lớn: Xin cha cho biết, làm thế nào mà, trong tư cách linh mục, cha lại đi đóng phim?

    Lần đầu tiên tôi gặp Varghese Jose - đạo diễn của bộ phim, khi anh đến thăm Snehakiran - một trung tâm chăm sóc người lớn nhiễm HIV ở Secunderabad do các tu sĩ Camilô điều hành. Chúng tôi, các tu sĩ Camilô, đã chăm sóc những người cực kỳ ốm yếu như là sứ mệnh của mình.

    Khi Varghese đề cập đến ý muốn làm một bộ phim dựa trên Phúc âm và hỏi liệu tôi có thể đóng một vai không, tôi cảm thấy rằng đó không phải là diễn xuất mà là thực hiện sứ mệnh quan trọng: truyền bá thông điệp của Chúa Kitô. Tôi đã không ngần ngại gì khi đồng ý với yêu cầu của anh ấy.

    Xin cha cho biết thêm về quá trình thực hiện bộ phim’ The Word’ và thông điệp của phim này.

    Hầu hết các tín đồ đều đọc Kinh thánh thường xuyên. Đối với nhiều người, việc đọc Kinh thánh là thói quen hằng ngày. Nhưng hầu hết chúng ta không suy nghĩ đủ để hiểu cách áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống và vào những thử thách đang diễn ra. ‘The Word’ là một bộ phim đơn giản cố gắng mang đến sự mặc khải đó. Nghĩa là, khi bạn đọc Kinh thánh, Chúa đang nói với bạn về chính vấn đề mà bạn đang phải đối mặt. Nếu bạn đọc Kinh Thánh nhưng không suy ngẫm thì bạn đang làm ngơ trước ý nghĩa thực sự của Lời Chúa.

    Cha cảm thấy thế nào khi được so sánh với Jim Caviezel - người đã vào vai Chúa Giêsu trong bộ phim ‘The Passion of the Christ’ năm 2004?

    James Patrick [Caviezel] là một diễn viên tuyệt vời và The Passion of the Christ là một bộ phim đáng chú ý. Nhưng đối với chúng tôi, những linh mục, những người theo Chúa Kitô, bất kỳ sứ mệnh nào, dù là diễn xuất trong phim, hay dẫn dắt giáo đoàn cầu nguyện, hay chăm sóc người bệnh và người nghèo, tất cả đều là hành động tái hiện cuộc sống của Chúa Kitô theo những cách khác nhau. Tôi sẽ rất vui với diễn xuất của mình nếu có một vài người đến gần Chúa hơn hoặc trở thành những người tốt hơn sau khi xem bộ phim này.

    Một điều quan trọng hơn: Ơn gọi làm linh mục dòng Camilô đã đến với cha như thế nào?

    Tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình kính sợ Chúa. Những đức tính giúp đỡ người khác và chăm sóc người bệnh và người nghèo đã được cha mẹ tôi truyền đạt cho tôi từ rất sớm. Vì vậy, khi còn là một thiếu niên, lần đầu thấy có cơ hội đi học tại một học viện Camilô, tôi đã rất vui và không hề lo lắng tương lai sẽ ra sao. Đức tin lớn lên trong bạn và củng cố bạn, để bạn có thể đảm nhận sứ mệnh đầy thử thách khi bạn trở thành một linh mục Camilô.

    Đúng với thiên chức của mình, những linh mục Camilô được coi như là những người cấp tiến. Trong thời đại kỳ thị đối với những người liên quan đến HIV, và hậu quả là bị từ chối điều trị tại bệnh viện và bị xã hội ruồng bỏ, những tu sĩ Camilô đã dám bước đi trên con đường anh hùng là yêu thương và chăm sóc họ.

    Xin vui lòng cho biết thêm về công việc các tu sĩ Camilô trong lĩnh vực này.

    Sứ mệnh của dòng Camilô đã tồn tại hơn 450 năm và thậm chí còn có trước cả Hội Chữ Thập Đỏ. Sứ mệnh này tập trung vào việc chăm sóc những người cực kỳ ốm yếu và túng thiếu. Sứ mệnh này được bắt đầu tại Ấn Độ vào năm 1997 và chúng tôi ngay lập tức bị thu hút bởi HIV vì việc điều trị cho những bệnh nhân HIV là điều cấm kỵ đối với mọi người vào thời điểm đó.

    Trong những năm qua, nhiều bệnh nhân của chúng tôi đã qua đời, để lại con cái của họ cho chúng tôi chăm sóc.

    Ngày nay, chúng tôi có 7 trung tâm ở miền nam Ấn Độ. Chúng tôi có hơn 150 trẻ em mồ côi đang sống chung với HIV và gần 100 người lớn khuyết tật đang sống chung với HIV.

    Khi HIV đang giảm dần khả năng nguy tử, trọng tâm của chúng tôi đang chuyển sang chăm sóc những người khuyết tật cực độ, và hướng tới việc cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho những người nghèo khổ ở những khu vực bị thiên tai trên toàn thế giới.

    Cuối cùng, cha sẽ còn đóng phim nữa không?

    Đạo diễn Varghese Jose là người có nhiều khả năng nhất để trả lời cho câu hỏi đó. Nhưng nếu có một vai diễn nào đó giúp cho tôi có cơ hội truyền bá Lời Chúa, thì tại sao tôi lại không đón nhận?

    Indian Catholic Matters (Aleteia)
    Chuyển ngữ: Chương Điền
    Nguồn: tgpsaigon.net

  • Phim ngắn “Đứa con thất lạc” được thực hiện với công cụ AI

    Phim ngắn “Đứa con thất lạc” được thực hiện với công cụ AI

    TGPSG -- Nhóm EWTN tại Na Uy đã sản xuất một bộ phim ngắn khá đẹp, dài 7 phút, có tựa đề "The Lost Son – Đứa con thất lạc", kể lại một cách sáng tạo câu chuyện dụ ngôn "The Prodigal Son – Đứa con hoang đàng" bằng hình ảnh, giọng nói và âm thanh do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra.

    Bộ phim khắc họa hành trình của hai anh em, nhấn mạnh chủ đề về tội lỗi của những người con, lòng thương xót và tình yêu vô điều kiện của người cha, tượng trưng cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

    Khi tham gia thực hiện phim này, ông Clemens Cavallin - một giáo sư Giáo dục Tôn giáo - muốn khám phá tiềm năng sáng tạo của AI trong việc kể chuyện về Chúa, và khuyến khích những nhà sáng tạo trẻ sử dụng các công cụ AI để loan báo Tin Mừng.

    Nhóm EWTN ở Na Uy đã xem các công cụ AI như là một nguồn lực giá trị để truyền bá Phúc âm, phù hợp với sứ mệnh tiếp cận mọi người ở bất cứ hoàn cảnh nào, với những phương tiện hữu dụng của thời đại, tương tự như cách tiếp cận của Thánh Phaolô với dân chúng khi xưa.

    Bộ phim nhắc nhở về tình yêu bền bỉ của Chúa và tầm quan trọng của việc chia sẻ Tin Mừng thông qua những phương tiện đầy sáng tạo của thời hiện đại.

    Chúng ta hãy cùng xem phim ngắn "The Lost Son – Đứa con thất lạc" được thực hiện với những công cụ AI dưới đây:

    Nguồn: tgpsaigon.net

  • Cầu nguyện với Lời Chúa - Chúa Nhật tuần II thường niên

    Cầu nguyện với Lời Chúa - Chúa Nhật tuần II thường niên

  • MV phim Sứ Mệnh: Cửa Năm Thánh và Sứ mệnh Mục tử

    MV phim Sứ Mệnh: Cửa Năm Thánh và Sứ mệnh Mục tử

    WHĐ (28/01/2025) - “Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn phải hãi hùng, kinh khiếp và bị bỏ rơi nữa.” (Gr 23,4)

    Cửa Năm Thánh

    Có 5 cánh cửa của Năm Thánh 2025 được mở ra, tượng trưng cho chính cánh cửa chuồng chiên là bản thân Đức Giêsu, để những ai ra vào cánh cửa Giêsu ấy sẽ nhận được kho tàng ân sủng vô biên của trời cao, như Đức Giêsu đã từng tuyên bố: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.” (Ga 10,9).

    Cánh cửa Giêsu bảo đảm sự an toàn cho đàn chiên. Chiên sẽ được nghỉ ngơi và được bình an như lời ngôn sứ Edêkien đã báo trước: “Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Ít-ra-en. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Ít-ra-en.” (Ed 34,14)

    Như thế, khi mở cánh cửa thánh là bản thân Đức Giêsu, người ta nhận ra Đức Giêsu cũng chính là Thiên Chúa đầy lòng xót thương và là Mục tử nhân lành.

    Đàn chiên bơ vơ và Mục tử Giêsu

    Đức Giêsu - Ngôi Lời Thiên Chúa - đã nhìn thấy đàn chiên của Chúa rơi vào cảnh “hãi hùng, kinh khiếp”, “bị tản mác”, bị rơi vào những “ngày mây đen mù mịt” (Ed 34,12), bơ vơ “không người chăn dắt” (Mc 6, 34), bị “sói vồ lấy và làm cho chiên tán loạn” (Ga 10,12).

    Vì thế đích thân Ngài đã đến để chăm sóc chiên như một mục tử nhân lành (Ga 10,11) sẵn sàng hy sinh vì đàn chiên, hết lòng chăm sóc chiên, dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, đến suối nước trong lành (Ga 10,11-18; Tv 23; Ed 34,15). Ngài đi tìm chiên lạc (Ga 10,16; Ed 34,16) và tận tay băng bó các vết thương cho chúng (Ed 34,16). Ngài cũng là cánh cửa an toàn của chuồng chiên.

    Sứ mệnh mục tử

    Đồng thời, Chúa cũng đã chọn, đã huấn luyện và đã sai các mục tử trần gian cộng tác với Chúa để cùng với Ngài chăm sóc đàn chiên của Ngài: “Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn phải hãi hùng, kinh khiếp và bị bỏ rơi nữa.” (Gr 23,4)

    Chúa Giêsu đã từng nói Phêrô "Hãy chăn dắt chiên của Thầy" (Ga 21,15-17).

    Và từ muôn thuở, Chúa cũng đã muốn và đã chọn mọi tín hữu trở thành ngôn sứ, trở thành mục tử cộng tác với Chúa: "Trước khi tạo thành con trong lòng mẹ, Ta đã biết con; trước khi con chào đời, Ta đã thánh hiến con, Ta đặt con làm ngôn sứ cho các dân tộc." (Gr 1,5-7)

    Trong hoàn cảnh và khả năng của mình, mọi người đều có sứ mệnh cộng tác với Chúa mà chăm sóc đàn chiên của Ngài trên khắp cùng bờ cõi trái đất nói chung (Mc 16,15-18: “hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo; ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ”), và đặc biệt chăm sóc những con chiên cận kề bên mình (Mt 14,16: “các con hãy cho họ ăn”).

    Như vậy, mỗi tín hữu đều cần hiệp hành với Chúa và với nhau, để tha thiết yêu thương và phục vụ đàn chiên của Chúa với trái tim và sứ mệnh mục tử mà Chúa trao phó cho mình.

    Đó cũng chính là nội dung của “MV phim Sứ Mệnh” dưới đây:

    Nguồn: hdgmvietnam.com

TIN LIÊN QUAN

  • VĂN KIỆN CHUNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn

    WHĐ (05/4/2025) - Vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024, các tham dự viên Khóa họp thứ hai của Đại hội Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục đã phê chuẩn Văn kiện Chung kết. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn và truyền công bố văn kiện này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ Văn kiện Chung kết do Ban Dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (09/4/2025): Bài 12 - Gặp gỡ người giàu có - “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta” (Mc 10,21)

    Lời mời gọi sống tương quan mật thiết với Chúa để cảm nhận được cái nhìn yêu thương của Chúa.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (02/4/2025): Bài 11 - Cuộc gặp gỡ ông Dakêu - “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lk 19,5)

    Cần học gương ông Dakêu để không mất niềm hy vọng vì tin rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta đang sống trong tình trạng nào.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7) Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (26/3/2025): Bài 10 - Cuộc gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria - “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7)

    Để loan báo Tin Mừng cần phải có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, đón nhận và tha thứ.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria

    Ý nghĩa và việc tôn kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo Việt Nam.

    Rated 5/5 based on 1 customer reviews
  • Bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh

    Lên án các hành vi bạo lực tôn giáo đã diễn ra trong mùa Giáng sinh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: Sự bạo lực nhân danh Chúa là phạm thánh...

    Rated 0/5 based on 0 customer reviews
Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...