Tiếng vọng của thinh lặng (14)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2158 | Cập nhật lần cuối: 2/1/2016 10:22:54 AM | RSS

(tiếp theo)

Trích từ thư gởi Xơ Therese Lentfoehr dòng Xi-tô, ngày 18 tháng giêng 1960

Xơ đã đọc những bài thơ của Thầy Antonius [William Everson] chưa? Tôi rất hạnh phúc với phẩm chất đan viện, khổ hạnh và khỏe mạnh của các bài thơ ấy. Nghiêm túc và chân thành sâu xa với một ý nghĩa tuyệt diệu về sự đối nghịch của đời sống và thực tại tội lỗi và của lòng Thiên Chúa xót thương. Đó là chất liệu làm nên đời sống chúng ta và lòng sùng tín của người Công giáo hôm nay cố gắng thoát khỏi điều đó với tình cảm. Không có lối thoát và điều đó phải được đối diện một cách trực tiếp. Thầy Antonius làm điều đó và tôi rất biết ơn. Tôi chỉnh sửa một vài bài thơ của thầy với các tập sinh trong dịp hè này.

(RTJ 235)

Trích từ thư gởi Henry Miller, ngày 9 tháng bảy, 1962

Henry Miller (1891-1980), người Mỹ tác giả cuốn The Tropic of Cancer, đã sống ở Pháp trong những năm 1930 trước khi định cư ở Big Sur, California năm 1942.

Thật là tốt khi nhận được tin ông. Tôi luôn nghĩ phải viết thư cho ông, và thường đó là điều trước tiên đến trong tâm trí tôi khi tôi đọc một điều gì đó của ông, ví dụ như phần trước đây của Big Sur [and the Oranges of Hieronymus Bosch] hoặc những phần của Colossus of Maroussi (mà tôi nghĩ là một cuốn sách dữ dội và quan trọng). Tôi đã luôn kềm chế vì dù sao viết thư với tôi là chuyện điên rồ, và rồi tôi biết ông có ít thời gian. Tôi chắc rằng ông nhận được nhiều thư từ cùng loại mà tôi nhận kể cả những nhà thơ đã gởi các tuyển tập của họ được đăng báo hàng tuần và một họa sĩ vô danh đã gởi cho tôi một một bức tranh trừu tượng lớn. Điều này rất tế nhị, nhưng người ta có được thời gian ở đâu để sưu tầm các tư tưởng và đến với một câu nói thông minh trong sự có mặt của rất nhiều biểu lộ? Tôi ghét phải viết những bức thư về điều mà tôi không nghĩ, ít nhất khi xảy đến. may thay có lẽ có một vài loại thư người ta có thể viết mà không suy nghĩ: các bức thư kinh doanh.

Họ xuất bản sách như đổ mồ hôi.

Một trong những điều mà tôi muốn bàn luận với ông là sự thán phục chung của chúng ta đối với Jean Giono . Một đôi khi phải tìm những gì ông này viết bằng ấn bản Anh ngữ, nếu không tôi không biết được những gì đã có. Vừa rồi tôi xoay xở để có được đoản văn của ông về miền Provence, và chúng thật đáng chú ý. Ông có cái nhìn lành mạnh về các các sự việc. Cái nhìn ấy được bảo vệ như nền tảng của một thứ nhân bản còn sót lại, nếu thuyết nhân bản còn có thể duy trì. Tôi không đọc những truyện ngắn lịch sử của ông và nhiều truyện ngắn của ông về miền Provence mà tôi chưa bao giờ đi qua: như tôi đã nói, tôi đọc hầu hết các tiểu luận. Tôi nghĩ những Đường Hướng mới phải có liên quan đến ông.

Tôi mong tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong cuốn sách của Joseph Deteil mới đến hôm kia. Tôi chưa đọc kỹ cuốn sách này, nhưng tôi nghĩ mình phải làm một điều gì đó trong đất nước này, và việc này cũng không mấy khó khăn.

Liệu Delteil có đọc sách tiếng Anh không? Ông phải thích cuốn sách quan trọng mà tôi vừa viết (ông thấy đấy, ông không phải là người duy nhất thích nó!) về hòa bình [Peace in the Post-Christian Erea]. Tuy nhiên cuốn sách của tôi không thỏa đáng vì tôi khá điên rồ khi viết một cuốn sách mà những người kiểm duyệt đã tán thành, và điều này dẫn đến một sự thỏa hiệp và ngu xuẩn. Và sau cùng họ chẳng tán thành gì cả. Liệu Delteil và cả ông có biết thầy Hervé Chaigne, dòng Pha-xi-cô là người thích thánh Gandhi và có liên quan đến phong trào bất bạo động ở Pháp?

Trở lại Giono: tôi suy nghĩ nhiều về Provence vì tôi đang viết một cuốn sách về văn chương của đời đan tu xung quanh các tu viện ở Provence vào thế kỷ thứ 5, đặc biệt ở Lérins. Đó là một phong trào lớn. Phong trào của Cassiodorus ở Ý cũng thế. Tôi ganh tỵ với ông một điều là ông được tự do đi loanh quanh những nơi như thế.

Tôi đã không thấy những cuốn sách sau cùng của ông, nhưng tôi vừa yêu cầu J. Laughlin gởi cho tôi vài cuốn. Ông đã thấy cuốn New Seeds of Contemplation chưa? Có lẽ Laughlin sẽ gởi cho ông. Tôi gởi cuốn sách quan trọng với ít tiết mục mà chúng ta đưa ra ở đây với một máy rô-nê-ô, được một đan sĩ điều khiển với mũ trùm đầu sống trong một phòng đầy chim.

Giờ đây thư đã dài. Hãy giữ liên lạc với tôi, đặc biệt về Giono, và tôi sẽ thêm về Delteil sau này. Và tiếp tục nói ra ý kiến. Tôi luôn cầu nguyện cho ông.

(CFT 274-75)

Trích từ thư gởi Henry Miller, ngày 7 tháng tám, 1962

Tôi đang viết dở cuốn The Wisdom of the Heart. Và mong ông được khỏe. Dù sao đó là một tài liệu rất tế nhị, một hiểu biết thấu đáo trên đỉnh của một hiểu biết khác. Đoạn mở đầu khởi đi từ Lawrence có đầy những tư tưởng hấp dẫn rất quan trọng để một nhà văn phải đọc. Khi ông viết như lúc viết về Benno, ông đã làm rất tốt và điều ấy thật tuyệt diệu. Như tôi đã nói tôi đồng hành cùng ông mọi con đường với cuốn The Wisdom of the Heart. Người ta cũng gởi đến tôi cuốn Colossus mà tôi đã có nhưng đã cho người nào đó mượn, mà sách cho mượn không bao giờ quay lại. Và cuốn The Time of Assassins, sẽ nói lên nhiều điều.

Các tu sĩ Cát-minh đã gởi cho tôi tạp chí của họ về những người như thế cuối thế kỷ mười chín, nhưng tôi nghĩ những gì họ phải nói dĩ nhiên là rất tốt. Sẽ thế nào nếu tôi gởi cho các tu sĩ ấy một bài thơ? Ông nghĩ gì về điều đó?

Miền đất Scotland làm tôi thành gàn dở khi tôi sống tuổi thơ ở đó, nhưng tôi có mọi loại mơ mộng đến được một hòn đảo giữa trời. Có lẽ đó là một ảo giác tồi tệ. Tôi tự hỏi ông sẽ nghĩ gì về điều đó. Những người mà tôi nhớ lại đều vô lý, và đặc biệt nơi ấy thường có đầy người Anh luôn gọi dòng nước chảy là dòng suối, và họ nhồi vào bộ mặt ngốc nghếch của họ với những bánh nướng ngày lẫn đêm trong lúc một tay lập dị đi lên, đi xuống thổi kèn túi cho họ nghe. Họ đáng bị như thế.

Tôi cam đoan ông hoàn toàn nói đúng về đất nước Ireland. Sự kết hợp của đức tin và tình trạng nghèo khổ giờ đây đã trở thành một lời kêu thấu trời xanh đòi trả thù, tiếng kêu lớn đủ để trả thù đến gần.

Trong tất cả những câu hỏi của tôn giáo hôm nay: tất cả những gì tôi có thể nói là tôi muốn tôi có thể thật sự thấy điều phải thấy trong tôn giáo. Không ai có thể thấy được hết mọi chiều kích của vấn đề, và còn hơn một vấn đề, ông đọc được một trong những điều ấy trong sách Khải Huyền. Không có vấn đề trong sách Khải Huyền mà chỉ có những quái vật. Vấn đề đó là một quái vật.

Tôn giáo của người theo đạo đôi lúc nhắm đến việc đập vào đầu quái vật đúng lúc ông bắt đầu bình tĩnh và trấn an. Tôn giáo của nửa số tín đồ không chăm sóc: nó sẵn sàng đánh nhau với những cái đầu. Những cái sừng có mắt ở trên cùng, những cái răng có mắt ở bên trong, những con mắt sắc như sừng, những con mắt mờ đục. Những cái tai giờ đây nghe được mọi vì sao và giải mã mọi sứ điệp thành một cái gì như kinh doanh phát đạt.

Đó là cuộc truy hoan lớn nhất của sự tôn thờ ngẫu tượng mà thế giới từng biết đến, và nói chung các tín hữu không nghĩ rằng việc tôn thờ thần tượng là tội trọng nặng nhất. Điều đó hoàn toàn không được nghĩ đến, không được tín nhiệm, không thể được chấp nhận và nếu ông đi lang thang và nói về sự tôn thờ ngẫu tượng họ sẽ nhào tới và cười nhạo và những cái đầu của con quái vật sẽ lăn tròn và lắc lư giống như lể hội carnival lớn nhất ông từng xem. Nhưng rõ ràng cái khó khăn lớn nhất và vô lý nhất của thời đại chúng ta là giữ mình thoát khỏi những ngẫu/thần tượng vì ông không thể đụng vào bất cứ điều gì mà không qua sự tay ngẫu tượng làm ô uế: bất cứ món gì anh mua, bất cứ món gì anh bán cả món gì anh cho. Và ý nghĩa của nó hoàn toàn bị đánh mất. Bất cứ ai bán hết dù một vật được sùng bái dù nhỏ, vô hại, giá rẻ mạt đều đã bị tha hóa và đã đặt mình vào bức tượng và phải hành động giống nó nghĩa là người ấy phải chết.

Người theo đạo cũng như không theo đạo hướng đến rõ ràng các ngẫu tượng tôn giáo và bằng nhiều cách ít nhiều đều là những người không chân thật. Nhưng mặt khác họ thường không được bảo vệ chống lại loại ngẫu tượng toàn trị, loại này sau cùng trở nên to lớn hơn và xấu xa hơn.

Thật lòng tôi không có lời giải đáp. Dĩ nhiên là một linh mục tôi phải có thể đưa ra câu trả lời của Đức Ki-tô. Nhưng khổ nỗi… không còn là vấn đề của các câu trả lời. Có lẽ đây là lúc của sự thinh lặng tinh thần cao cả.

Tôi thật sự muốn đọc Emerson, tôi không bao giờ có. Ngoại trừ một ít mà tôi thích có nhiều. Dĩ nhiên tôi thán phục Thoreau vô cùng. Ông ấy là một lý do để tôi cảm thấy mình được biện minh khi trở thành một công dân Mỹ. Ông ấy và Emily Dickinson và một vài người bạn của tôi và những người giống như ông. Với tôi quả là một điều cao cả khi ông nói rằng ông thích những người siêu việt. Tôi sẽ cố gắng để xứng đáng với điều đó. Điều đó đúng ra không phải là một điều mà chúng ta có thể chọn lựa để làm thử như dự định của một hướng đạo sinh: đó là một bổn phận nghiêm túc cho hết thảy chúng ta, và khốn cho chúng ta nếu chúng ta không coi đó là hải có.

Tiếng vọng của thinh lặng (14)Thời gian thì ngắn và mọi thần tượng đang thay đổi. Người ta quá mãn nguyện đến nỗi sau cùng họ trở thành sôi nổi và khi họ đi vào hành động cách tự mãn kết quả sẽ đáng sợ. Nó cũng giống như sự va chạm của mọi hành tinh. Thật lạ lùng khi cá nhân là sức mạnh duy nhất còn bị bỏ lại. Và mặc dù sức mạnh của nó là số không, số không có sức mạnh to lớn khi biết nó và biết đặt nó ở chỗ nào.

(CFT 274-78)

Trích từ thư gởi Donald Fiene, ngày 22 tháng 11, 1962

Trong bức thư ông, tôi chú ý đến tác phẩm của ông viết về Salinger, và tôi sẽ cố gắng gởi đến ông một vài câu giải đáp theo yêu cầu của ông. Tuy nhiên tôi sợ sẽ không có gì nhiều và tôi ch rằng lý do của điều này là tôi hầu như là một người không uy tín khi đáp lại một câu hỏi và cho quan điểm về Salinger.

Trước hết điều đáng kể nhất là tôi không có bất cứ điều gì chống lại Salinger. Thứ đến là tôi không thật sự đọc ông ấy. Tại sao tôi chống lại một người mà tôi không thật sự đọc? Tôi không phải là loại người mở sách ra nhìn đôi ba chữ rồi vứt ngay vào sọt rác sau khi thanh tẩy chỗ ngồi với một loại chất khử mùi.

Tôi đã đọc gì của ông ấy? Tôi bắt đầu đọc Franny and Zooey. Phải nói rằng, tôi bắt đầu đọc Franny, và sau đó tôi bắt đầu đọc Zooey. Tôi nghĩ cuốn sách viết tốt, tôi nghĩ các nhân vật sống động, và tôi có thể thấy người ta bị lôi cuốn vào những quan tâm của các nhân vật ở chỗ nào, nhưng tôi xin đặt vấn đề theo cách này: Tôi bị cuốn hút sâu xa vào một trường học thế kỷ thứ 12 ở Chartres, và vào thiền (mà tôi biết đến sau này trong Zooey?) và vào đạo Xufi, và một vài tập sinh mà tôi nghĩ họ học hỏi đời sống đan tu, trong sự vận động bình an, trong một loại thi ca. Phản ứng của tôi đối với Franny and Zooey đơn giản là nó giữ tôi xa cách với một cái gì khác mà tôi thật sự quan tâm. Tôi hoàn toàn không có gì chống lại Franny and Zooey. Tôi vui mừng vì có người viết cho nó những bức thư dễ thương. Nhưng đó là điều tôi đã lánh xa từ hai mươi năm trước và đúng là một điều tôi thấy rất xa xôi, không còn đi qua nữa. Tôi xin lỗi, đây có thể là lời thú tội mà tôi đã để trôi đi từ dòng giống loài người, dù tôi vẫn không nghĩ Salinger sẽ giải thích điều đó theo cách ấy.

Mặt khác, một linh mục trẻ trong đan viện đã lên đến tận mây sau khi đọc Franny and Zooey, và rõ ràng là linh mục đó đã cho tôi mượn cuốn sách. Tôi có thể hiểu do đâu mà linh mục ấy cần có loại kích thích mà cuốn sách mang lại, một hoài niệm về những gì người ta cảm thấy và nói với nhau và những mớ bòng bong mà họ rơi vào vì có lẽ họ không có được đầy đủ những điều đó trước khi vào đan viện. Tôi thì có đủ những điều đó và đã nhồi nhét mình với thứ đó nên bây giờ tôi đi qua. Điều đó giống như bữa điểm tâm năm ngoái. Và tôi kết luận, đó là những phán đoán hoàn toàn chủ quan thật sự không có giá trị gì đối với những mục tiêu của một tác phẩm như của ông. Nhưng nếu ông muốn trích dẫn nó vì một lý do nào đó, bằng mọi phương tiện thì cứ tiến lên.

Tôi xin nói thêm điều này: khi tôi ở bên ngoài chưa vào dòng lúc hăm hai hoặc hăm ba tuổi, tôi thường thích Saroyan và tôi đã có một cô bạn gái là một người trong các vỡ kịch của Saroyan, v.v… Lúc đó điều này rất quan trọng đối với tôi. Ông hiểu tôi muốn nói gì? Tôi đã có tất cả điều này trước đây. Con tàu của tôi đã đi qua sân ga. Vâng tôi đã già, ở tuổi trung niên. Nhưng tôi xin động viên ông và tác phẩm của ông và những gì ông viết, vì điều ấy có vẻ đúng với ông, và đó là việc ông phải làm.

(RTJ 324-25)

(còn tiếp)

Thomas Merton
Robert Inchausti (biên tập)
Vĩnh An (chuyển dịch)
Trích "Về ơn gọi viết văn", tr. 85-91

________________________________

Tiếng vọng của thinh lặng (1)

Tiếng vọng của thinh lặng (2)

Tiếng vọng của thinh lặng (3)

Tiếng vọng của thinh lặng (4)

Tiếng vọng của thinh lặng (5)

Tiếng vọng của thinh lặng (6)

Tiếng vọng của thinh lặng (7)

Tiếng vọng của thinh lặng (8)

Tiếng vọng của thinh lặng (9)

Tiếng vọng của thinh lặng (10)

Tiếng vọng của thinh lặng (11)

Tiếng vọng của thinh lặng (12)

Tiếng vọng của thinh lặng (13)