Tiếng vọng của thinh lặng (18)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1930 | Cập nhật lần cuối: 4/3/2016 7:46:28 PM | RSS

(tiếp theo)

Trích từ Thư Luân Lưu: Phục Sinh 1967

Tiếng vọng của thinh lặng (18)Bên cạnh công việc thường ngày của tôi, bây giờ tôi có trên bàn tôi công việc sau đây: một bản thảo đầy đủ của một cuốn truyện mà một nhà xuất bản yêu cầu tôi phải bình luận. Một loạt bài nói về Thiền, đại loại như thế. Một số chương của cuốn sách nói về thuyết thần bí mà tôi phải đọc và phê bình. Một phát biểu dài về chiến tranh Việt Nam mà tôi được coi như đồng tình (nói chung tôi không thể đọc báo hay xem truyền hình để theo dõi cuộc chiến như những người khác) Một danh sách 24 bài báo trên tạp chí mà tôi phải đọc và tự mình tường thuật lại, hoặc để cho người khác tóm tắt , cho tạp chí của dòng. Một tập điểm sách phê bình sáu bảy cuốn sách về Camus, trong tình trạng phác thảo phải được viết trong tuần tới. Sau cùng hai cuốn phê bình tạp chí của nhà dòng. (tôi chỉ kể lại hai tập mà tôi nhìn thấy trong lúc này. Có lẽ có những tập khác trên kệ đàng sau tôi hoặc cất kỹ dưới đống tư liệu mà tôi phải giải quyết.) Sau cùng trên và là đỉnh cao, tôi có một tường trình gấp rút phải viết về một vấn đề chính thức và tôi được yêu cầu phải dành ưu tiên cao nhất cho nó. Và còn nữa. Đời sống của một ẩn tư viết văn chắc chắn không phải là nằm dài đâu đó trong ánh mặt trời hoặc chăm chú ở một trung tâm sùng kính. Tuy nhiên còn có vấn đề chiêm niệm mà với tôi luôn luôn ở hàng đầu vì không có nó, những việc còn lại trở thành vô nghĩa. Trong những trường hợp như thế, viết thư, thăm viếng và vân vân chỉ là những vấn đề rắc rối ben ngoài mọi chùng mực hợp lý.

(RTJ 100)

Trích từ Thư Luân Lưu: Giữa Mùa Hè 1968

Một vài tạp chí yêu cầu tôi viết gì đó về cái chết của Robert Kennedy. Tôi từ chối vì tôi hơi nghi ngờ sự việc mà đối với tôi là một chu kỳ nghi thức đang phát triển: giết người, hành vi đau buồn của công chúng, sự phàn nàn bạo lực, những cử chỉ an ủi, rồi mọi sự việc tiếp tục không thay đổi và rồi hiện nay có một vụ ám sát khác. Chu kỳ ấy tiếp tục. Sự bệnh hoạn dường như quá thâm sâu đến nổi những biểu hiện theo nghi thức của đau buồn, kinh sợ, ngạc nhiên, v.v… đã trở thành một phần của tập tục chung. Ở một thời đại như thế, có lẽ sự thinh lặng là đúng đắn hơn.

(RTJ, 115-16)

Khuyến cáo dành cho các nhà văn

Trích từ The Inner Experience, 1959

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho một người đã phân chia mình thành mười hai gian nhà khác nhau là cô lập một căn phòng khác và nói rằng căn phòng này quan trọng hơn mọi căn căn kia và từ đó dành cho nó sự chăm sóc đặc biệt khi tách rời nó ra khỏi những phòng kia…

Điều đầu tiên mà bạn phải làm cả trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ về một việc như chiêm niệm là cố gắng phục hồi sự thống nhất nền tảng thuộc tự nhiên và tái hội nhập hữu thể bị phân chia thành từng căn phòng vào một toàn thể đơn giản và tập sống như một nhân vị thống nhất. Điều này có nghĩa là bạn phải đưa những mảnh rời của đời sống điên cuồng để khi bạn nói ‘Tôi,’ thì thật sự có một người hiện diện để nâng đỡ cho đại từ mà bạn thốt ra. Một đôi khi, hãy suy nghĩ về sự kiện làm lo lắng là phần lớn những phát biểu về ý kiến, sỡ thích, công việc, ước muốn, hy vọng và sợ hải là những phát biểu về một người nào đó không thật sự hiện diện. Khi bạn nói “tôi nghĩ,” thường không phải là bạn suy nghĩ nhưng “người ta” – đó là một quyền bính vô danh của tập thể nói qua cái mặt nạ của bạn. Đôi khi bạn nói “Tôi muốn,” chỉ để thực hiện một cử chỉ chấp nhận, trả giá cho những gì đã bắt buộc bạn. Điều đó có nghĩa là bạn phải hoàn thành điều bạn bị buộc phải làm.

(IE 2, 3-4)

Trích từ New Seeds of Contemplation, 1961

Nếu bạn viết vì Thiên Chúa bạn sẽ đến với nhiều người và mang niềm vui cho họ.

Nếu bạn viết cho con người – bạn có thể kiếm được một món tiền và có thể cho một người nào đó một niềm vui nhỏ và bạn có thể tạo ra một tiếng ồn trên thế giới chỉ trong một lúc.

Nếu bạn chỉ viết cho chính mình, bạn có thể đọc điều chính bạn đã viết và sau mười phút, bạn sẽ bạn trở nên ghê tởm đến nỗi chỉ muốn chết.

(NS 111)

*&*

Nếu một nhà văn thận trọng đến nỗi không bao giờ viết điều gì không được phê bình, ông sẽ không bao giờ viết điều gì có thể được đọc. Nếu bạn muốn giúp đỡ những người khác, bạn hãy chuẩn bị trong đầu để viết những điều mà có người sẽ lên án.

(NS 105)

Trích từ Thư gởi Jacques Maritain, 11.6.1963

Đừng đẩy công việc tới chỗ quá khó, Thiên Chúa sẽ chăm sóc mọi sự và sẽ cho ông sức mạnh để làm mọi việc cần làm. Ông hãy nhận biết mình hoàn toàn ở trong tình yêu và sự chăm sóc của Người và đừng nên lo lắng về điều gì cả. Trong những ngày này hẳn ông sẽ được Người chăm sóc đối với nơi ông phải đến, và hãy làm hơn cả khi chơi đùa với công việc, điều này không muốn nói là không làm nghiêm túc: bởi việc nghiêm túc nhất trong trong đời sống của một Ki-tô hữu là chơi đùa. Việc nghiêm túc của trò chơi Ki-tô hữu là điều nghiêm túc chân thật. Công việc chúng ta khi nó phát triển sự nghiêm túc hoàn thành thế giới dĩ nhiên là buồn bã và không làm được gì. Đương nhiên làm việc để “chống lại cái đồng hồ” là chuyện bình thường khi thời gian của con người rõ ràng đã được đo lường cũng như khi lo lắng không hoàn thành. Nhưng điều này cũng là một phần của trò chơi Thiên Chu1atrong đời sống chúng ta, và chúng ta sẽ thấy nó vào lúc cuối. Nó giống như cuốn sách Tô-bi-a, một cuốn sách đẹp về trò chơi của Thiên Chúa trong đời sống, cả trong những xáo trộn của con người. Trong thực tế mọi đời sống là vui đùa và nhảy múa của Con-Thiên-Chúa trong thế giới của Người, và than ôi, chúng ta không thấy và hiểu điều đó.

Chiến tranh lạnh và vũ khí hạt nhân thật sự là một bi kịch: sự nghiêm túc giả mạo và bi thảm của ma quỷ và sự điên cuồng của nó, công nghệ, sự xử lý bằng lưu huỳnh của nó. Thật vậy, chúng ta phải tìm kiếm linh đạo cả trong loại bối cảnh này, nhưng đó là một sự bối rối đáng thương, có đầy sự cám dỗ (Teilhard de Chardin đã có một nỗ lực và nó ngây thơ cách đáng thương trong những bối rối và thiện chí của nó). Nhưng điều thật sự đau buồn là nhịp nhảy dễ sợ của máy móc, và sự xây dựng những hình tượng khổng lồ. Có khi nào ông thấy cuốn Scientific American? Nó thật sự là một tạp chí rất tốt, và những bài báo của nó viết tốt, nhưng quảng cáo của nó là một hiện tượng! Sự ngạo mạn này trần trụi thế nào đấy! Quảng cáo là một loci classici [phạm trù cổ điển] đối với thần học của ma quỷ. Ở đó, bàn tay của chúng hoàn toàn sạch sẽ, với tất cả phép tu từ, huyền thoại, hình ảnh và dấu chỉ và tất cả sự diễn giải của bản thân ma quỷ.

(CFT 38)

Trích từ Thư gởi Lorraine, 17.4.1964

Bạn hỏi nhà văn công giáo có ảnh hưởng lớn nhất trên quần chúng như thế nào. Một câu hỏi có vẻ ngây thơ, nhưng đối với một nhà văn và ở vào địa vị của tôi, nó phức tạp hơn cái vẻ bề ngoài của nó.

Bạn muốn nói gì với từ ngữ “quần chúng của nhà văn”? Quần chúng của nhà văn là một thực thể rất mầu nhiệm và chắc chắn khác hẳn với Quần chúng của Nhà Xuất Bản hoặc của Người điểm sách. Có một quần chúng đọc những lời quảng cáo sách trên các bìa báo, rồi đọc cuốn sách và hiểu cuốn sách trong ánh sáng của những lời quảng cáo trên bìa báo – hoặc lời điểm sách chép lại trên trang bìa. Nếu đó là quần chúng phải “tạo ảnh hưởng” thì vấn đề là phải có những lời quảng cáo sách tốt và raq61t nhiều quảng cáo và bài điểm sách thật chiến, và nếu có thể một hình ảnh dễ thương và độc đáo của chính nhà văn.

Dĩ nhiên điều này là một sự phunt phí thời gian và một sự sỉ nhục, và không đáng cho trí óc một người nghiêm túc nghĩ đến.

Nhà văn có ảnh hưởng lên những người cần đọc ông thật sự phải có một điều quan trọng để nói, và điều này quan trọng cho hiện tại hay có lẽ ngày mai, sau này hơn bây giờ. Và nhà văn phải muốn nói điều đó cho con người của thời đại mình, có lẽ cho cả những người khác sau này. Nhưng nó phải có chút gì dữ dội nếu nó sẽ đến với hết thảy mọi người. Và nếu nó dữ dội nó sẽ bị chống đối. Tuy nhiên không một nhà văn nào có một điều quan trọng để nói có thể tránh được sự chống đối và phê bình. Vì thế nhà văn nào muốn hoàn thành, chúng ta phải nói thế, hoặc giúp nhiều người hoàn thành thay vì gây ảnh hưởng, phải chịu khổ vì chân lý mà mình làm một chứng và vì tình yêu của nhiều người mà mình muốn vươn đến. Nếu không sự truyền đạt của nhà văn cho họ sẽ nông cạn và không có sự sống. Nhà văn chân chính sống trong sự hiệp thông sâu xa các độc giả của mình vì họ chia sẻ những đau khổ chung và những ước muốn cũng như những nhu cầu cấp bách.

Dĩ nhiên nhà văn phải viết lưu loát và phải viết tốt. Ông phải sử dụng tay nghề một cách nghiêm túc. Vì là nhà văn công giáo, ông phải làm gì khác hơn là trình bày giáo lý dưới một hình thức khác và như thế sẽ có vẻ như là “lừa lọc”. Nhà văn phải nói điều gì gây sốc cho các đồng đạo công giáo. Tôi không khẳng định ông chỉ nói những gì gây sốc mà chỉ nói thỉnh thoảng ông nên làm thế.

(WTF 167)

Trích từ “Sứ Điệp cho các Nhà Thơ,” Tháng 2/1964

Chúng ta phải khước từ sự xếp loại kiểu hàn lâm. Chúng ta phải bác bỏ những sự cám dỗ của quảng cáo. Chúng ta không nên để mình đọ sức với nhau trong những so sánh thần bí – chính trị, văn chương và tính chính thống văn hóa. Chúng ta không nên cấu xé và chia rẽ lẫn nhau để gây thích thú cho báo chí. Chúng ta không nên để báo chí ăn chúng ta để thỏa mãn sự hoài nghi vô độ của họ. Chúng ta không nên chỉ theo một điều gì đó và chống lại một điều gì đó, cả khi chúng ta theo “chính mình” và chống lại họ. Họ là ai? Đừng cho họ cơ hội được thừa nhận là sau cùng có thật khi trở thành đối thủ của chúng ta.

Hãy ở lại bên ngoài các phạm trù “của họ”. Tất cả chúng ta là những đan sĩ chính trong ý nghĩa đó: vì chúng ta luôn ngây thơ và vô hình đối với những nhà quảng cáo và các thư lại. Họ không thể tưởng tượng điều chúng ta làm trừ khi chúng ta để lộ chân tướng của mình ra cho họ và cả khi họ sẽ không bao giờ có khả năng phát hiện.

Họ không hiểu điều gì ngoại trừ điều chính họ đã quy định. Họ là những người thêu dệt những từ ngữ về đời sống và rồi làm cho đời sống phù hợp với những gì chính họ đã tuyên bố. Làm thế nào họ có thể tin tưởng một ai khi họ làm cho chính đời sống nói dối? Đó là người kinh doanh, người làm tuyên truyền, người làm chính trị, không phải là một nhà thơ, những người tận tâm tin tưởng vào vào “ma thuật của ngôn ngữ.”

(LE 372-73)

Trích từ Thư gởi John O’Keefe, 4.11.1965

O’Keefe đã viết thư cho Thomas Merton từ Dublin, Ireland, xin những lời khuyên mà ông sẽ cho các thanh niên muốn trở thành nhà văn.

Điều này dĩ nhiên sẽ ngắn gọn, nhưng trong đức bác ái ít nhất tôi sẽ cố gắng gởi cho bạn một điều điều gì đó. Khi viết cho những người bình thường (liệu có những người nào khác?) tôi sẽ khuyên họ như vầy:

1. Đừng bao giờ viết cho bất kỳ ai.

2. Đừng bao giờ chỉ viết những gì bạn nghĩ họ muốn.

3. Nên viết những gì thẳm sâu nhất trong tâm hồn bạn và các sự việc nào bạn biết – vì một nhà văn có một bản năng để biết điều đó – cũng là chỗ sâu sắc của chúng. Nói cách khác, hãy viết để làm sáng tỏ những vấn đề chung và cấp thiết.

4. Chỉ nên viết sau khi bạn đã nghiên cứu kỹ điều bạn muốn nói – nhưng nó phải có phẩm chất. Dẫu sao nó phải thực tiễn. Tại sao bạn không viết một cuốn truyện? Có lẽ trừ khi bạn không có thời gian. Cố gắng viết một hai truyện ngắn. Nhưng đừng viết như “một nhà văn chuyên viết truyện ngắn,” hoặc thiên về một thể loại nào đó.

5. Ireland có những nhà văn lớn viết rất lưu loát. Hãy đọc họ: Tôi chắc chắn bạn đã đọc. Bây giờ tôi không muốn nói về những nhà văn tai tiếng trước đây tôi ưa thích như Joyce, nhưng về nhiều nhà văn khác từ Yeats và Synge đến Brendan Behan (bạn đừng gây ra tai tiếng).

Và giờ đây bạn có thể cho tôi một ân huệ: hiệu sách nào tốt nhất ở Dublin để người ta có được các tư liệu gốc về đời sống ở tu viện, những tư liệu có lẽ chưa in, như Rule of Tallaght mà tôi rất cần? Tôi rất biết ơn về thông tin này của bạn.

(RTJ 335-36)

Trích từ The Way of Chuang Tzu, 1965 [Đạo của Trang Tử]

Người ta càng tìm “sự thiện” bên ngoài chính mình như một cái gì thủ đắc, người ta càng đối diện với nhu cầu bàn luận, học hỏi, hiểu biết, phân tích bản chất của sự thiện. Do đó người ta càng liên hệ trong những sự trừu tượng và trong sự bối rối của những quan điểm phân ly. Sự thiện càng được phân tích một cách khách quan, thì nó càng bị xử lý như một sự vật đạt được bởi những kỹ thuật đặc thù được cho là đúng và nó trở thành ít thật hơn. Vì nó trở thành ít có thực, nó lùi xa dần vào khoảng cách của sự trừu tượng hóa, sự phù phiếm và không thể đạt được. Vì thế người ta càng tập trung vào những phương tiện được sử dụng để đạt được nó. Và mục tiêu càng trở nên xa vời và khó khăn, các phương tiện càng trở nên nhiêu khê, phức tạp, cho đến lúc sau cùng việc nghiên cứu các phương tiện trở thành yêu sách đến nỗi mọi nỗ lực của con người phải tập trung vào đó và mục tiêu bị quên lãng. Sự cao quý của quan võ trong thực tế trở thành sự tận tâm đối với sự vô ích của hệ thống các phương tiện thực hành không dẫn đến đâu. Thật vậy, đó chỉ là nỗi thất vọng được tổ chức: “điều thiện” được nhà luân lý thuyết giảng và đòi hỏi sau cùng trở thành một điều xấu, và mọi và hơn thế vì sự theo đuổi vô vọng điều đó làm người ta thờ ơ với điều tốt chân thật mà người ta đã sở hữu và giờ đây coi thường và quên lãng.

(WOC 23)

*&*

Trong thời đại mà sự sống trên mặt đất còn đầy đủ, không ai chú ý đặc biệt đến những người xứng đáng, người ta cũng không chọn ra những người có khả năng. Người cai trị đơn giản là những cành cây cao nhất trên cây và người dân như hươu nai trong rừng, họ là những người lương thiện và ngay thẳng không nhận biết rằng rằng họ đã làm nhiệm vụ của họ. Họ yêu thương nhau và không biết rằng đó là yêu thương người lân cận. Họ không lừa dối một ai tuy họ không biết rằng họ là những người được tín nhiệm. Họ đáng tin cậy và không biết đó là “đức tin tốt lành.” Họ sống tự do với nhau, cho và nhận và không biết họ quảng đại. Vì lý do đó công nghiệp của họ không được kể lại. Họ không làm nên lịch sử.

(WOC 76)

(còn tiếp)

Thomas Merton
Robert Inchausti (biên tập)
Vĩnh An (chuyển dịch)
Trích "Về ơn gọi viết văn", tr. 108-115

________________________________

Tiếng vọng của thinh lặng (1)

Tiếng vọng của thinh lặng (2)

Tiếng vọng của thinh lặng (3)

Tiếng vọng của thinh lặng (4)

Tiếng vọng của thinh lặng (5)

Tiếng vọng của thinh lặng (6)

Tiếng vọng của thinh lặng (7)

Tiếng vọng của thinh lặng (8)

Tiếng vọng của thinh lặng (9)

Tiếng vọng của thinh lặng (10)

Tiếng vọng của thinh lặng (11)

Tiếng vọng của thinh lặng (12)

Tiếng vọng của thinh lặng (13)

Tiếng vọng của thinh lặng (14)

Tiếng vọng của thinh lặng (15)

Tiếng vọng của thinh lặng (16)

Tiếng vọng của thinh lặng (17)